Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

LỊCH CON NƯỚC VÙNG BIỂN PHÍA BẮC


(theo dân gian)
------------------------------------------------------------------
Ngày con nước liên quan đến thủy triều, tức là liên quan đến sức hút của mặt trăng và mặt trời đối với trái đất.
Thơ lịch “Ngày con nước” như sau:
" Tháng giêng, tháng bảy phân minh
Mồng năm, mười chín, thìn sinh tị hồi.
Tháng tám cho lẫn tháng đôi (Tháng Hai)
Mồng ba mười bảy tị lai, ngọ hoàn
Tam(3) cửu (9) tòng như nguyệt tiền
Ngày hai mươi chín nước liền thụ thai
Mười ba sinh con thứ hai
Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào.
Tháng tư đối với tháng mười.
Sinh con mười một cùng thời hăm lăm.
Tháng một (11) chi khác tháng năm
Đã tường mồng chín, chớ nhằm hăm ba
Tháng sáu, tháng chạp suy ra
Mồng bảy, hăm mốt ấy là nước sinh"
Luận ra ngày con nước:
Tháng 1+ 7 : ngày 5 - 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 - 17 - 29.
Tháng 3 + 9 : ngày 13 - 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 - 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 - 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 - 21.

Đây là bảng lịch của ngư dân vùng biển phía Bắc áp dụng từ xưa đến nay để đi biển. Riêng tháng 2+8 do tính chất tháng thiếu đủ nên có thêm bớt 1 ngày nữa là 29 (cách với ngày trước đó có 12 ngày), nhưng ngày kế tiếp của tháng sau vẫn cách là 14 ngày. Một năm có 26 ngày cố định, không thay đổi so với trường hợp tháng thiếu ngày.
Căn cứ vào lịch con nước này ta biết ngày nước biển lớn như sau:
- Ngày sinh con nước là nước nhỏ nhất (Trước đó 1 ngày gọi là ngày nghén nước).
- Những ngày thứ 6,7 trở đi là nước cường, tiếp sau đó nước nhỏ dần đến ngày nghén nước (không thăng, không giáng) và sang con nước mới.
- Vào tháng 9,10 Âm lịch có ngày nước biển dâng to gọi là nước rươi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét