Kinh nghiệm xây nhà

(01) - CHỌN THIẾT KẾ - KIẾN TRÚC.

"Xây nhà là một trong những chuyện quan trọng trong đời vì xây một căn nhà là mình phải vét hầu bao, có khi còn phải vay mượn thêm... nó không như mua một món đồ. Nhưng khi xây xong mà không hài lòng thì quả thật là điều tai hại...???


Vì lẽ đó, trước khi xây nhà, tôi và bạn cần lựa chọn cho mình một Kiến trúc sư để tư vấn, tham khảo.

1. Lựa chọn Kiến trúc sư
- Nên chọn một KTS có kinh nghiệm lâu năm, có uy tín, tâm huyết... đã và đang thực tế thi công nhiều công trình tại chính khu vực mà công trình bạn đang có ý định thi công... (không nên chọn KTS miền nam thiết kế cho khu vực miền bắc, cũng như không chọn KTS miền bắc thiết kế cho khu vực miền nam...) 
- KTS phải có một văn phòng đại diện (có tư cách pháp nhân).

2. KTS sẽ mô hình hoá ý tưởng của bạn vì:
Bạn muốn ngôi nhà theo ý của mình, phù hợp với gu thẫm mỹ của gia đình mình? KTS sẽ là người lắng nghe ý kiến, cách sống, và cách sinh hoạt… của bạn & gia đình bạn để phác họa ra mô hình ngôi nhà cho phù hợp với yêu cầu của bạn.

3. KTS là người sẽ tư vấn thiết kế :
Nhiều khi ý tưởng về căn nhà của bạn như thế này nhưng vì nhiều lý do như địa thế đất nhà bạn không phù hợp với kiểu nhà như vậy hoặc căn nhà của bạn định xây không phù hợp với cảnh quan xung quanh... KTS sẽ khảo sát và cho bạn lời khuyên nên làm gì. Có nên giữ nguyên thiết kế theo ý bạn hay không, nếu sửa thì sẽ làm như thế nào cho phù hợp...

4. Định hướng theo phong cách:
Nắm vững xu hướng thiết kế, KTS sẽ tư vấn cho bạn nên xây dựng căn nhà ra
sao cho phù hợp với xu thế hiện đại, hay theo một trường phái cụ thể nào đó. KTS sẽ gợi ý cho bạn nên bố trí nội thất như thế nào để mọi vấn đề được trình bày hài hoà "Comle" cho căn nhà theo một phong cách...

5. Giúp bạn tính toán chi phí xây dựng
KTS là người nắm rõ chi phí xây dựng căn nhà. Qua những lời mô tả của bạn, họ sẽ phác hoạ và tính toán được chi phí cần thiết để hoàn thành công trình xây dựng ngôi nhà của bạn.

6. Giải quyết các thủ tục
Xây một căn nhà, phải có bản thiết kế, bản dự trù kinh phí... để xin được giấy phép xây dựng.
KTS sẽ lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng, bao gồm tất cả thủ tục cần thiết về mặt luật pháp, qui hoạch và thiết kế ngôi nhà, thay bạn trực tiếp liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, bổ sung, (bôi trơn) khi cần thiết để có được giấy phép xây dựng cho bạn.

7. Tính toán thời gian, lập hợp đồng xây dựng
Thời gian xây dựng là điều phải quan tâm nhất, việc này liên quan đến tiêu chí chọn nhà thầu xây dựng, nhân công làm việc để hoàn thành công trình theo đúng thời hạn. KTS sẽ tính toán những việc này, họ sẽ cho bạn lời khuyên về thời gian thi công, giải pháp thi công, soạn hợp đồng giao thầu cho bạn.

8. Tư vấn sức bền vật liệu
Kiến trúc sư hiểu rõ chi tiết về kết cấu cũng như kiến trúc căn nhà của bạn, sẽ tư vấn cho bạn sử dụng vật liệu gì, tác hại, tác dụng của nó đối với căn nhà của bạn như thế nào.

9. Giúp bạn giám sát và theo dõi tiến độ công trình
Người vẽ bản thiết kế và người thi công khó có thể là một người. Để giải quyết vấn đề đó, nhiều gia đình đã lựa chọn KTS và đơn vị thi công khác nhau. Khi thi công bạn không thường xuyên theo dõi được tiến độ, chưa kể là bạn không có chuyên môn để giám sát thi công có đúng chất lượng hay không, nên KTS sẽ giúp bạn giám sát chất lượng công trình đó... 

10. Thiết kế tiết kiệm năng lượng
Nắm vững cách sinh hoạt của bạn cho nên KTS sẽ thiết kế sao cho phù hợp với sinh hoạt, lối sống gia đình nhà bạn. Họ nắm được các loại vật liệu, chất lượng, công năng, sức bền... sẽ tiết kiệm được năng lượng điện, nước... bố trí năng lượng xanh hài hòa cho không gian trong căn nhà của bạn.

11. Sáng tạo nét mới, phong thủy cho căn nhà của bạn
Chính KTS là người sẽ sáng tạo ra những nét lãng mạn cho căn nhà, phối kết hợp sắc mầu không gian trên cửa sổ, phòng ngủ... vận dụng hài hòa sự lưu chuyển không khí ánh sáng phong thủy, tiện ích cho căn nhà của bạn...

*****************************************

(02) - CHỌN GIẢI PHÁP MÓNG .

Nhiều nhà dân hiện nay khi xây nhà thường chọn giải pháp móng là ép cọc bê tông mà không khoan thăm dò địa chất...
Nguyên nhân chính có lẽ là:
- Thấy nhà người ta làm thế nên tôi cũng làm thế...
- Khoan thăm dò thì mất con mẹ nó hơn chục củ rồi còn gì...
- Mà ép đến vỡ cọc không xuống được là yên tâm rồi...
Nhưng xin lỗi đời đi ạ ... !!!
Có thánh nào dưới đất chui lên bảo đảm địa tầng chỗ đó em mới tin, còn không thì nó có thể như thế này lắm:
1- Khi cọc nó chui xuống tầng đất tốt, bị bó ngang, đéo xuống được nữa, mà ngay dưới đó là lớp đất yếu.. thì sao ?
2- Địa tầng đang toàn là đất tốt, tải trọng nhẹ, chỉ cần đóng cọc cát, cọc tre (cừ) là ổn, không đáng để ép cọc bê tông, khi ép sẽ làm giảm khả năng chịu tải của đất nền, ảnh hưởng đến nhà bên cạnh... thì sao ?
3- Chất lượng cọc bê tông có đo được không, thiết bị ép nó lại củ chuối, điều kiện thi công ép nó lại khó khăn, thợ hàn nối đầu nó bê bít đểu... thì sao ?
Nhân đây cho phép em được gọi bên nhà thầu là (ông thợ xây với ông đóng cọc) cho nó nhanh:
- Đã nghĩ đến việc: - “ông thợ xây” bắt tay với “ông đóng cọc” chưa ?
- Đã nghĩ đến việc: - móng là phần xương ngại gặm của “ông thợ xây” chưa ?
Hậu quả nún không đều, gãy... kể cả bên nhà hàng xóm ai chịu trách nhiệm nhể ???
Dân XD thì kiểu đéo gì nó cũng chơi được đấy ạ !
- Không khảo sát thì nó táng cho cái "đất nền giả định" là phủi tay !
- Khảo sát thì nó đưa vào "G8" rồi trình làng là không liên quan !
Kiến trúc sư thì cũng vẫn có nhiều thằng ngu và độc ác lắm, chứ đừng có nghĩ cứ "Sư" là ngon. Người thực sự có kinh nghiệm, có tâm huyết nhưng nếu không có sự hợp tác hiểu biết của gia chủ thì cũng vưỡn cứ vỡ mồm... và ...vỡ mồm.
- Đấy là nhà em còn chưa kể đến cái chuyên ngành "Xì đểu" và kiến thức có giới hạn gây hậu quả như "phá hoại" của các "bố thợ" nữa đâu đấy ạ !

- Đầu tiên phải hiểu "công tác khảo sát địa chất công trình" giúp cho nhà thiết kế lựa chọn giải pháp Móng kinh tế nhất, nhưng phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn... Tức là bao giờ cũng chọn giải pháp Móng có chi phí thấp nhất, thi công đơn giản nhất. Sau khi tính toán về sự ổn định (theo sức chịu đựng và biến dạng), phương án Móng đó đảm bảo thì được chọn.
Nếu không đảm bảo ổn định, phương án Móng khác sẽ được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thì đương nhiên chi phí sẽ tốn kém hơn. 
- Có các kiểu móng để lựa chọn như sau:
* Móng băng đơn giản. 
* Móng băng được gia cố trên cọc tre, cừ tràm, đệm cát,… 
* Móng cọc đóng. 
* Móng cọc ép. 
* Móng cọc khoan nhồi. 
- Đầu tiên phải nói đến tải trọng công trình truyền xuống móng, có 2 kiểu là:
* Truyền xuống cột (tải trọng tập trung, tính trên 1 cột, thường tính cho đài cọc) 
* Tải trọng rải đều, tính theo chiều dài móng (móng băng). 
- Tải trọng truyền xuống có liên quan đến phương án móng. Tư duy lối mòn cứ nhà thấp tầng là móng nông, trung tầng là móng cọc ép hoặc cọc đóng, cao tầng phải là cọc khoan nhồi thì không đúng...

1. Phương án móng nông:
- Móng nông được sử dụng đối với công trình có quy mô vừa và nhỏ (thường ≤ 5 tầng). Đây là loại móng rất phổ biến và là loại móng chi phí thấp nhất. Loại móng này tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng. Chính vì vậy khả năng ổn định về sức chịu tải (đại diện là chỉ tiêu sức chịu tải quy ước R0) và biến dạng (mô đun tổng biến dạng E0) của các lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình.
* Điều kiện địa chất công trình như thế nào thì sử dụng phương án Móng nông ?- Nhìn chung, các lớp đất sét (sét pha) ở trạng thái từ dẻo cứng đến cứng có bề dày đủ lớn (thường 5>7 m) phân bố phía trên cùng đều có thể đặt móng nông.     - Chiều sâu chôn móng phổ biến từ 0.5m đến 3m, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề dày lớp đất lấp, chiều sâu mực nước dưới đất, sự phân bố của đất yếu. Chiều sâu chôn móng càng lớn, khả năng chịu tải của đất nền càng cao, nhưng cần chú ý đến các lớp đất yếu (bùn hoặc đất loại sét có trạng thái dẻo chảy) phân bố dưới nó. Nếu có đất yếu nằm ngay dưới lớp đất tốt (khá phổ biến) và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún (thường 5>10 m dưới đáy móng), hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp tốt bên trên. Nếu chiều sâu chôn móng quá lớn (chi phí đào đắp cao, ảnh hưởng đến các công trình lân cận khi thi công) thì cần xem xét đến giải pháp khác như cọc tre, cừ tràm (nếu có nước dưới đất) hoặc giải pháp ép cọc.
- Trong tính toán thiết kế móng nông, kích thước móng phải có kích thước phù hợp thường 0.8m đến 1.4m. Kích thước móng lớn hơn thường phi thực tế, tính toán góc mở sẽ phức tạp và cos nền nhà (mà hầu như không ai quan tâm). Khi bài toán sức chịu tải đã ổn (tải trọng công trình truyền xuống nhỏ hơn khả năng chịu tải của đất nền), cần phải kiểm tra độ lún của móng có đảm bảo không (tức là bài toán biến dạng)? Nhà thông thường nhà có độ lún giới hạn Sgh ≤ 8 cm.
- Chỉ một trong hai bài toán sức chịu tải hoặc biến dạng không thoả mãn thì phải chuyển phương án móng khác, đó chính móng cọc.
- Nhưng phần lớn đồ án hiện nay bỏ qua phần kiểm tra, tính toán này và tuỳ tiện chọn ngay móng cọc. Như vậy là thiếu sót ! Chỉ những ai đã đi làm và đã va chạm với việc thiết kế Móng mới có khả năng tư duy chọn phương án Móng phù hợp mà không cần tính toán.
2. Phương án móng cọc ép, cọc đóng (cọc ma sát)
- Được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật (không ổn định, biến dạng nhiều) hoặc chi phí xử lý nền trong móng nông quá tốn kém. Có thể do địa tầng chủ yếu gồm các lớp đất yếu phân bố ở phía trên, đất tốt lại nằm sâu phía dưới, hoặc bề dày lớp đất tốt phía trên không đủ lớn, bề dày không ổn định, đất yếu lại phân bố ngay phía dưới với bề dày lớn. Việc chọn giải pháp móng cọc phải có cơ sở, khi tính toán móng nông không đảm bảo kỹ thuật. ( Trường hợp này không đề cập đến các loại máy ép cọc tải trọng lớn hiện nay).
- Khi thiết kế móng cọc cần lưu ý các vấn đề sau:
* Chọn cọc có kích thước, thép chủ, thép đai phù hợp với thực tế như 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400,…
* Chọn độ sâu cọc phải phù hợp với thực tế, tức là có thể thi công bình thường được. Thường sức chịu tải của cọc thiết kế (PTK) được chọn là giá trị nhỏ nhất tính theo vật liệu (PVL), thí nghiệm trong phòng (Pđn) và thí nghiệm hiện trường (Pht – tính theo xuyên tĩnh CPT, xuyên tiêu chuẩn SPT). Để cọc đạt được như yêu cầu thiết kế thì phải đảm bảo:
PVL > Pép cọc > (2÷3) x PTK
Trong đó:
PVL : Sức chịu tải của cọc theo vật liệu.
Pép cọc : Lực ép đầu cọc.
PTK : Sức chịu tải của cọc theo thiết kế.
* Đặt cọc quá sâu so với thực tế, dẫn đến Pđn (hoặc Pht) có giá trị xấp xỉ thậm chí còn lớn hơn PVL?! Điều đó phi lý vì không thể nào đưa cọc xuống độ sâu đó với biện pháp ép hay đóng thông thường.
Ví dụ: PVL = 120 T, Pđn = 80 T ⇒ PTK= Pđn = 80 T (vì nhỏ hơn).
PVL = 120 T, Pđn = 180 T ⇒ PTK= PVL = 120 T (vì nhỏ hơn).
Đáng tiếc là những lỗi này đang xảy ra rất phổ biến.
* Trường hợp đặt cọc nông quá dẫn đến Pđn (hoặc Pht) nhỏ hơn nhiều PVL, nên không tận dụng khả năng làm việc của cọc, gây lãng phí (phải tăng số cọc trong đài trong khi đó chỉ tăng mỗi cọc thêm 1 vài mét là sức chịu tải tăng lên). Chiều của cọc thường được quyết định bởi Pép cọc hoặc theo độ chối với cọc đóng. Từ đó dẫn đến PTK thường dao động trong một phạm vi nhất định như sau:
15 Đến 25 T (cọc 200×200)
20 Đến 35 T (cọc 250×250)
35 Đến 55 T (cọc 300×300)
50 Đến 70 T (cọc 350×350)
Như vậy với kích thước cọc xác định, PTK chỉ đạt đến 1 giá trị nào đó, dẫn đến độ sâu cọc thiết kế phải phù hợp (chứ không phải đặt đâu cũng được). Còn số lượng cọc trong 1 đài thì sao? Khi tính toán, sử dụng kiểu làm tròn số học, tức là làm tròn lên nếu số lẻ lớn hơn 0.5 (ví dụ 3.6 được làm tròn thành 4 cọc) và làm tròn xuống nếu số lẻ nhỏ hơn 0.5 (ví dụ 3.2 được làm tròn thành 3 cọc). Trường hợp làm tròn xuống rất nguy hiểm vì số cọc còn lại phải gánh thêm tải trọng dư thừa kia, dễ gây mất ổn định.
* Ngoài ra còn chú ý đến điều kiện và phương pháp thi công. Khu vực đô thị không được dùng phương pháp đóng cọc, khu vực chật hẹp không sử dụng được phương pháp ép đối tải (phải sử dụng phương pháp neo), nếu là nhà xây chen thì không thể ép sát vào nhà bên cạnh được, nhiều trường hợp cọc không đạt độ sâu thiết kế do ma sát của các lớp đất phía trên quá lớn (dẫn đến trường hợp khoan mồi)…

3. Phương án móng cọc khoan nhồi:
- Phương án móng cọc nhồi thường được với nhà cao tầng (thường trên 10 tầng). Rõ ràng cọc khoan nhồi chi phí tốn kém hơn so với cọc ép nên không ai muốn sử dụng, trừ trường hợp bắt buộc do cọc ép (hoặc cọc đóng) không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Thật sai lầm khi nghĩ rằng cứ nhà cao tầng là phải sử dụng cọc khoan nhồi! Nhiều nhà chung cư quy mô 12 ÷ 14 tầng đều sử dụng cọc đóng (đều không có hầm ngầm). Cần phải khẳng định rằng chất lượng cọc ép thường ổn định và dễ kiểm soát hơn nhiều so với cọc khoan nhồi.
- Với nhà cao tầng, tải trọng truyền xuống 1 cột thường lớn hoặc rất lớn (tuỳ thuộc vào kết cấu như mạng lưới cột, khẩu độ,…), nếu sử dụng cọc ép thì số lượng cọc sẽ rất nhiều cho máy ép cọc có lực ép đầu cọc. Ví dụ tải trọng truyền xuống 700 T/ đài, mỗi cọc chịu được 50 T thì cần trên 14 cọc (lưới cọc bố trí 4 x 4). Cứ cho là các cọc thi công bình thường thì kích thước đài cọc sẽ rất lớn (cả chiều cao và chiều rộng). Nếu mặt bằng móng đủ rộng để bố trí đài cọc và không ảnh hưởng đến các hạng mục hạ tầng, phương án móng đó hoàn hợp lý.
Tuy nhiên, nhà cao tầng hiện nay có tầng hầm, bể nước ngầm, bể phốt, hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật khác,… chiếm khoảng không gian đáng kể. Với cách bố trí đó có trường hợp mặt bằng công trình không đủ để bố trí cọc, đặc biệt là nhà có quy mô cao tầng. Như vậy, phương án móng cọc ép (hoặc đóng) thường không khả thi mà cần giải pháp móng khác chiếm diện tích nhỏ hơn, sức chịu tải cao hơn. Đó chính là cọc khoan nhồi. Ví dụ với tải trọng công trình trên, đài cọc sẽ gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 800 hoặc chỉ cần một cọc đường kính khoảng 1200 ÷ 1500.

********************************************

(03) - CHỌN MÁC BÊ TÔNG, MÁC XI MĂNG - VẬT LIỆU XÂY.

Trong các công trình xây dựng , công tác bê tông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các bộ phận kết cấu .Từ các nguyên liệu rời rạc được gom lại như xi măng, cát , đá, nước , phụ gia (nếu có) khi pha trộn với một tỷ lệ đã được thiết kế sẵn sau khi (các thành phần trên) đóng rắn và chuyển sang trạng thái đá được gọi là Bê tông. 
Bê tông là một loại vật liệu giòn có cường độ chịu nén lớn , cường độ chịu kéo thấp nên người ta thường đặt thép vào trong để làm cốt tăng cường khả năng chịu lực của Bê tông trong các cấu kiện chịu uốn , chịu kéo lúc này nó được gọi là Bê tông cốt thép.

 Cấp phối bê tông trong sản xuất

Hiện nay, chủ nhà thường thuê giám sát để giúp mình quản lý chất lượng cũng như tiến độ của công trình. Tuy nhiên cũng không ít chủ nhà muốn tự giám sát thi công. Để công việc có hiệu quả thì chủ nhà phải có hiểu biết tối thiểu về vật liệu, cách định lượng tỷ lệ pha trộn bê tông, vữa thực hiện trong các hạng mục công trình. Tìm hiểu về quy trình pha trộn bê tông là việc quan trọng của chủ đầu tư cũng như nhà thầu để có thể tạo ra một mẻ trộn có chất lượng, đảm bảo công trình xây dựng bền vững qua thời gian dài. Khi trộn xi măng để làm nên những khối bê tông chắc chắn, đạt yêu cầu kỹ thuật, điều quan trọng cần lưu ý một số vấn đề sau :

 Về nguyên liệu :

   Xi măng .
 Để chế tạo bê tông ta có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác thỏa mãn các yêu cầu quy phạm.
 Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng là đặc biệt quan trọng vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế.
 Nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng sử dụng cho 1m3 bê tông sẽ nhiều nên không đảm bảo kinh tế.
 Nếu dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp thì lượng xi măng tính toán ra để sử dụng cho 1m3 bê tông sẽ rất ít không đủ để liên kết toàn bộ các hạt cốt liệu với nhau, mặt khác hiện tượng phân tầng của hỗn hợp bê tông dễ xảy ra, gây nhiều tác hại xấu cho bê tông.
 Vì vậy cần phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại cũng không dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp.

 Xi măng là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo ra cường độ cho bê tông. Chất lượng và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định cường độ chịu lực của bê tông.

 Theo kinh nghiệm nên chon mác xi măng theo mác bê tông như sau là thích hợp
Mác bê tông
100
150
200
250
300
350
400
500
/600
Mác xi măng
200
300
300-400
400
400-500
400-500
500-600
600
600

 Cát :
 Nên dùng loại cát có cỡ hạt to và vừa (có mô đun độ lớn từ 2 đến 3,3) sẽ cho bê tông bền chắc hơn loại cát có cỡ hạt nhỏ.
 Đá , Sỏi :
 Đá, sỏi là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 - 70mm, chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm là do hạt tròn nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đúc, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ nên cường độ chịu kéo, uốn của bê tông thấp hơn bê tông dùng đá dăm.
 Nước:
 Là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của bê tông tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng.
 Nước để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết và rắn chắc của xi măng và không gây ăn mòn cho cốt thép.
 Nước dùng được là loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng.
 Các loại nước không được dùng là nước đầm, ao, hồ, nước cống rãnh, nước chứa dầu mỡ, đường, nước có độ pH < 4, nước có chứa sunfat lớn hơn 0,27% (tính theo hàm lượng ion ), lượng hợp chất hữu cơ vượt quá 15mg/l, độ pH nhỏ hơn 4 và lớn hơn 12,5. -24SO

 Phương pháp trộn bê tông. 

 Có nhiều cách để trộn bê tông sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, có thể sử dụng cách trộn thủ công hoặc cách trộn bằng máy trộn chuyên dụng. Hiện nay, hầu hết mọi công trình thường sử dụng máy trộn bê tông để tiết kiệm thời gian mà vần đảm bảo chất lượng tốt, tiết kiệm được xi măng và sức lao động. Thông thường sau khi đổ toàn bộ vật liệu vào cối trộn, thùng trộn quay 20 vòng là được.
 Công việc trộn bê tông không quá khó khăn, tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý tới nhiều vấn đề để đảm bảo cho bê tông đảm bảo chất lượng như mong muốn. Đối với bê tông cốt thép xây nhà ở thì mác bê tông phụ thuộc vào hồ sơ thiết kế quy định. Tuy nhiên, đổ toàn khối thì mác thông thường từ 200-250 và nên dùng một loại mác bê tông cho một công trình. Từ làm móng, đổ cột, đà, sàn... chỉ một mác bê tông vì nếu dùng nhiều mác khác nhau sẽ phải xử lý các liên kết tại vị trí thay đổi mác rất phức tạp cho người thi công. Đối với phần móng, có những trường hợp trong vùng đất yếu bị ngập nước, trong nước bị nhiễm mặn, phèn... thì có thể tăng mác bê tông, kết hợp với các phụ gia để đảm bảo chịu được tính ăn mòn của bê tông trong nước.

 Phương pháp thiết kế cấp phối bê tông. (Mác 200 và 300 cho nhà ở dân dụng)

  Xác định cấp phối bê tông là tìm ra tỷ lệ hợp lý các loại nguyên vật liệu nước, xi măng, cát, đá hoặc sỏi cho 1m3 bê tông để đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường. Mác bê tông được xác định theo phương pháp tính toán đi kèm với kiểm tra thực nghiệm. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ giới thiệu một số bảng tra đã được tính toán sẵn cấp phối ứng với xi măng PC40, đá 1x2.
 + Đá dmax = 20 mm
 (40- 70)% cỡ 0,5 x 1 cm và (60 - 30)% cỡ 1 x 2 cm .
Thành phần vật liệu
Đơn vị
Mác bê tông
Khối lượng/1 bao xi măng 50kg
Khối lượng tính theo thùng đổ 18 lít
200
250
200
250
200
250
Xi măng
kg
281
327
50.00
50.00
1 bao
1 bao
Cát vàng
m3
0.493
0.475
0.09
0.07
5
4
Đá dăm
m3
0.891
0.881
0.16
0.13
9
7
Nước
lít
185
185
32.92
28.29


Phụ gia







   Am hiểu những kiến thúc về xây dựng là điều kiện cần khi bạn đang sắp sửa xây dựng cho mình một ngôi nhà. Hãy tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia hay nhà thầu có uy tín để bạn có thêm những kiến thức, sự tư vấn chính xác cho công trình của mình.

KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN THUÊ GIÁM SÁT THI CÔNG, BẠN CÓ THỂ TỰ GIÁM SÁT THEO CÁCH NÀY:

THAM KHẢO THÊM CÁI NÀY, em vừa lôi nó ra từ trong G8 !

1. Bảng tra vật liệu mác vữa xi măng:

      a. Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa tam hợp cát vàng (gồm xi măng, vôi cục, cát vàng, cát vàng là cát có mô đum ML>2):

Loại vữaMác vữaVật liệu dùng cho 1 m3 vữa
Xi măng (Kg)Vôi cục (Kg)Cát vàng (m3)
Vữa tam hợp cát vàng1065,07109,14 1,17
25112,0192,82 1,14
50207,374,461,11 
75291,0351 1,09
100376,0429,58 1,06

    b. Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa tam hợp cát mịn (Cát có mô đun độ lớn ML = 1,5 ÷ 2,0)

Loại vữaMác vữaVật liệu dùng cho 1 m3 vữa
Xi măng (Kg)Vôi cục (Kg)Cát mịn (m3)
Vữa tam hợp cát mịn1071,07106,081,16
25121,0192,821,13
50225,0267,321,1
75319,2644,881,07

    c. Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát vàng (Cát có mô đun độ lớn ML > 2)

Loại vữaMác vữaVật liệu dùng cho 1 m3 vữa
Xi măng (Kg)Cát vàng (m3)
Vữa xi măng cát vàng25116,011,19
50213,021,15
75296,031,12
100385,041,09
125462,051,05

   d. Cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát mịn (Cát có mô đun độ lớn ML = 1,5 ÷ 2,0)

Loại vữaMác vữaVật liệu dùng cho 1 m3 vữa
Xi măng (Kg)Cát mịn (m3)
Vữa xi măng cát mịn25124,011,16
50230,021,12
75320,031,09
100410,041,05

    2. Bảng tra vật liệu theo từng mác vữa bê tông:

     Cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông, khi dùng xi măng PCB.30, và cốt liệu có cỡ hạt 1x2cm.

Mác bê tôngXi măng (Kg)Cát vàng(m3)Đá 1x2cm (m3)Nước (lít)
150288,0250,5050,913185
200350,5500,4810,900185
250415,1250,4550,887185

         Lưu ý quan trọng: Tỷ lệ nước trong vữa bê tông hoặc vữa xây (tô/trát) có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì:
     - Nếu ít nước, hồ vữa khô, khó thi công, bê tông không phát triển được hết cường độ.
     - Nếu nhiều nước, hồ vữa nhão, dễ thi công, nhưng mác bê tông sẽ lâu phát triển, tốn kém nhiều hơn.
     - Giải quyết mâu thuẫn này, người ta dùng các kỹ thuật hỗ trợ (trộn bằng máy, quay ly tâm, thêm phụ gia) để dùng một lượng nước tối thiểu, nhưng thi công lại dễ dàng.
     - Về nguyên tắc: không có một công thức cố định nào về tỷ lệ nước trong bê tông hoặc trong hồ vữa, mà nên thí nghiệm tại chỗ, vì còn phù thuộc vào các yếu tố cụ thể (lượng xi măng, độ ẩm của cát, độ hút nước của cốt liệu…).

     3. Giới thiệu cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa, bê tông khi dùng xi măng PCB.40, PC HS40 và cát mịn.

1m3Đá dăm(m3)Cát vàng (m3)Xi măng PCB4 (Kg)Nước sạch (lít)
Vữa xây tô mác 75-1,090247110
Vữa bê tông mác 2000,860,483278185
Vữa bê tông mác 2500,850,466324185
Vữa bê tông mác 3000,840,450370185

************************************

(04) - CHỌN THÉP - CỐT BÊ TÔNG.


Để chuẩn bị xây dựng ngôi nhà của chính mình thì việc chọn lựa mua sắt thép sẽ khiến bạn đau đầu nếu như bạn không tham khảo vấn đề này từ kiến trúc sư của bạn. Vì bê tông có sức chịu nén tốt nhưng chịu kéo và uốn kém. Do đó, thép phải được bố trí trong bê tông để có thêm sức chịu đựng là cần thiết... ( bê tông cốt thép). Bạn nên lựa chọn thép từ những thương hiệu có uy tín trên thị trường.
Trên thị trường hiện nay sắt thép xây dựng được sản xuất theo nhiều loại khác nhau. Tùy theo công năng của từng loại công trình nhỏ hay lớn mà chọn mua sắt sắt thép xây dựng cho tương ứng. Đối với sắt thép xây dựng công trình dân dụng, hầu hết các đơn vị, nhà máy sản xuất có quy mô lớn đều có quy trình sản xuất giống nhau.
Ngoài các loại thép của các nhà máy lớn như Thái Nguyên, Công ty Thép miền Nam, Thép Pomina, còn có sản phẩm của các công ty liên doanh như Việt - Úc, Việt - Nhật hoặc nhà máy liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan, Tầu Khựa... mà người bán  thường gọi là sắt thép ngoại. Giá sắt thép ngoại trên thị trường thường cao hơn sắt nội do các công ty lớn sản xuất chút đỉnh.
Tâm lý người Việt thường chú trọng thép nhập khẩu nước ngoài hơn, tuy nhiên bạn không nên phân biệt loại sắt thép nội hay ngoại vì nó đều được sản xuất theo tiêu chuẩn của VN.
Cần lưu ý là trên thị trường còn có loại sắt do các tổ hợp linh tinh sản xuất... Loại này không nên sử dụng để đổ cột, sàn, dầm cho nhà cao tầng vì chất lượng không đảm bảo. 

********************************************

(05) - CHỌN GỖ NỘI THẤT.

Bài viết này mình chỉ đề cập tới một số chất liệu gỗ tự nhiên được sử dụng phổ thông tại khu vực miền bắc...
Vì đi vào thị trường gỗ hiện nay như đi vào mê hồn trận. Nếu không có "kinh nghiệm chọn gỗ" như một số các đại gia đã từng ăn đủ, thì chắc chắn bạn sẽ là nạn nhân tiếp theo... mà mình thì không có nhiều thời gian để viết.


Hãy tìm một người hiểu biết, có kinh nghiệm chế biến gỗ nhiều năm đi cùng với KTS của bạn. Chọn một đơn vị sản xuất đồ gỗ có uy tín, đủ điều kiện máy móc, nhà xưởng, lò hấp sấy... ở đó có thể sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn.
Họ sẽ chọn cho bạn được loại gỗ tốt, đủ già, đủ cường lực, giới hạn bền qua kinh nghiệm về mầu sắc, vân, mùi, trọng lượng...
A- KHUÔN CỬA
Khuôn cửa thường được chọn nhóm gỗ có cường lực chịu nén, chịu kéo cao, ít cong vênh, nứt nẻ, mối mọt... sau khi đã được tẩm sấy đạt độ ẩm trung bình 20>25%. Bạn nên chọn các loại gỗ sau:
(Đây là nhóm gỗ tốt thường được chọn dùng)
1 - Gỗ Đinh (có các loại) như: Đinh hương, Đinh gan gà, Đinh khét, Đinh mật, Đinh thối, Đinh vàng, Đinh Hoà Bình, Đinh xanh...
2 - Gỗ Lim (có các loại) như: Lim Nghệ An (Sâu róm), Lim xanh, Lim Lào, Lim Nam Phi...
3 - Gỗ Sến (có các loại) như: Sến mật, Sến cát, Sến trắng, Sến bo bo, Sến đỏ...
4 - Gỗ Táu (có các loại) như: Táu mật, Táu nước, Táu núi, Táu mắt quỷ...
(Đây là nhóm trung bình cũng thường được chọn dùng)
Kền Kền, De, Dổi, Nghiến, Xăng, Sao, Trai, Cà ổi, Chò,
Muồng, Sồi, Xoan, Kháo, Căm xe... (Các loại)
- Nhóm này kém hơn vì có nhiều nhược điểm so với mong muốn, nhưng giá thành hạ.
B - CỬA
Cùng với một số tên gỗ kể trên, bạn cũng nên chọn để làm cửa. Mình lưu ý ở đây là:
- Những cửa lớn, cửa chính như cửa mặt tiền, cửa sổ, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ngoài bên ngoài... nên chọn nhóm gỗ tốt.
- Những cửa thông phòng, trang trí nên chọn nhóm gỗ có vân sáng, nhẹ... cho giảm giá thành.
- Cửa vệ sinh chọn nhóm gỗ chịu nước.
C - NỘI THẤT
Để có một bộ comlê đồ gỗ nội thất trong căn hộ của mình, từ ốp trần, tường, sàn, sofa, tủ kệ, tủ bếp, tủ quần áo, tủ rượu... theo một phong cách... thì bạn đã là dân chơi sành điệu rồi đó...
- Gu hay trường phái kiến trúc đồ nội thất & sinh hoạt gia đình của bạn hợp với phong cách Tây phương, mình khuyên bạn nên chọn những loại gỗ sau:
(Thông Lào-Đỏ, Sồi, Xoan Đào, Xoan ta, Tần Bì, Pơ mu, Đinh, Tùng, Mít... Tất cả đều phải được hấp sấy đạt độ ẩm trung bình từ 20>25%.)
- Những loại gỗ trên có nhiều ưu điểm như nhẹ, không mối mọt, ít cong vênh, chịu tải tốt khi lắp các phụ kiện hiện đại của Blum, NewEra, Hafele...
- Gu hay trường phái kiến trúc đồ nội thất & sinh hoạt gia đình của bạn hợp với phong cách Á Đông mình khuyên bạn nên chọn những loại gỗ sau:
(Bằng lăng cườm, Cẩm, Dáng hương, Du sam, Gõ, Gụ, Hoàng đàn, Huệ mộc, Huỳnh đường, Hương, Lát, Mạy lay, Mun, Muồng, Samu, Sơn huyết , Sưa, Trai, Trắc, Trầm, Mít... các loại)
- Những loại gỗ trên có nhiều ưu điểm như vân gỗ cổ quái, đa sắc mầu, ít mối mọt, cong vênh, chịu tải tốt, hợp với trường phái điêu khắc cổ điển...

Lưu ý: 
- Thời gian hấp sấy khoảng từ 10-20 ngày.
- Khi đóng đồ, bạn nhớ kiểm tra phần mộc trước khi cho thợ sơn lót.

***************************************
(06) - LÀM HỢP ĐỒNG GIAO THẦU XÂY DỰNG.

Nhất định phải có một bản hợp đồng giao – nhận thi công xây dựng dân sự tối thiểu.
Hãy làm việc này cùng với KTS và đại diện chủ thầu mà bạn đã lựa chọn. Điều này rất quan trọng, hãy thực hiện tỷ mỷ, nghiêm túc... nó sẽ có lợi cho bạn sau này khi lỡ có rủi ro xảy ra. KTS sẽ là người đưa ra bảng dự toán công trình, thuyết minh bản vẽ thi công, hướng dẫn giải pháp thi công cho bên nhận thầu xây dựng...


NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1- Giá trị hợp đồng và nội dung công việc giao – nhận 
(Bạn nên bóc tách như này):
- Nếu thiết kế của bạn đã được khoan thăm dò địa tầng... KTS sẽ chọn cho bạn một giải pháp về thi công cọc Móng. Một thỏa thuận về cọc Móng sẽ được tính trong bản hợp đồng này.
- Cách tính đơn giá nhận khoán phổ thông hiện nay, thường được bên nhận thầu xây dựng tính theo diện tích mái bê tông sau khi hoàn thiện phần (tô) trát, ốp lát trang trí, thi công từ mặt cọc Móng trở lên. (Đơn giá × m2 mái).
- Thỏa thuận phần lắp đặt hệ thống chống sét, điện, nước, cơ khí, mộc, sơn, tiểu cảnh... kết hợp phù hợp với thời gian khi thi công xây dựng. (Phần này nếu không khoán gọn được, bạn hãy làm hợp đồng riêng ra cho từng bộ phận). 
 - Thỏa thuận phần nhân công xây tường bao, sân vườn... ước lượng nhân công cụ thể theo khối lượng công công việc, rồi nhân với giá sàn thuê nhân công trên thị trường. 

2- Hình thức thanh toán  (Nên thanh toán theo các mốc khối lượng công việc như sau)
- Thi công khi xong cọc Móng.
- Thi công khi xong mặt nền (cos 0).
- Thi công khi đúc xong mái T1, T2, T3...
- Thi công khi (tô) trát, ốp lát, hoàn thiện...
- Thi công xong phần phát sinh, sân vườn, tường bao, trụ cổng... 

3- Trách nhiệm của mỗi bên:
- Nêu lên sự ràng buộc như (Tình yêu phải đến từ hai phía).
- Nên yêu cầu bên thi công đưa ra một công ty có tư cách pháp nhân bảo lãnh sẽ tốt hơn cho bạn.

4- Bảo hành:
- Thời hạn thường từ 01 đến 02 năm.
- Giữ lại 5% hoặc 10% giá trị hợp đồng.
Gọi là để khi cần thì yêu cầu nhà thầu sửa chữa những lỗi kỹ thuật nhỏ sau khi công trình bắt đầu đưa vào sử dụng !

5- Thời hạn thi công:
Rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tính toán, trù bị, cuộc sống và chất lượng công trình của chính bạn.

6- Điều khoản chung:
- Lưu ý sự ràng buộc về rủi ro khi có biến động lớn về giá thành trên thị trường.
- Rủi ro về thiên tai bất khả kháng... Hãy thỏa thuận trên tinh thần hợp tác xây dựng.
- Không cãi nhau được, mới lôi nhau ra tòa... Thế thôi !

********************************************

(07) - CHỌN THIẾT BỊ NHÀ VỆ SINH.



Như đi vào ma trận chọn thiết bị nhà vệ sinh với các loại chất liệu như Đá tự nhiên, Đá nhân tạo, Sứ, Kính, Composite, Inox, Arcrylic (Mica)... Tất cả những chất liệu kể trên, chúng đều có những ưu, nhược điểm riêng, tạo cho không gian nội thất nhà bạn sinh động, phát huy hữu ích công năng trong cuộc sống hàng ngày của bạn sau này.

Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm về chất liệu như sau để bạn tham khảo:

1- Đá tự nhiên:
- Đá  tự nhiên thường dùng trong nhà VS làm mặt bàn trang điểm, bệ bồn tắm... Vân, mầu đẹp tự nhiên.
- Tuy nhiên do cấu trúc tự nhiên, tấm đá thường bị thấm thủy, dễ vỡ...
2- Đá nhân tạo (công nghiệp):
- Được chế tạo bằng công nghệ Composite bột hóa rắn, sử dụng khoảng 70% bột đá nghiền + 30% Resin gốc Polyme đúc trong khuôn mẫu. Thường được dùng làm bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tắm, gạch viền trang trí... Vân mầu đa dang phong phú.
- Tuy nhiên đá nhân tạo có trọng lượng chỉ bằng 70% so với đá tự nhiên, độ mài mòn kém dễ bị xước bề mặt. 
3- Sứ:
Sứ tráng men là vật liệu thông dụng nhất được sử dụng trong thiết bị VS, ưu điểm của sứ tráng men là dễ cọ rửa, lau chùi, chịu nhiệt, chịu hóa chất tẩy rửa tốt...
4- Kính:
- Kính trong nhà VS rất tiện lợi cho việc lau chùi... Giá thành rẻ và khi trang bị sản phẩm bằng kính thường thể hiện được phong cách hiện đại, sang trọng với hiệu ứng thẩm mỹ đặc biệt. 
- Nhược điểm của kính là dễ bị vỡ khi lắp các phụ kiện đi kèm, khi vỡ buộc phải thay thế...
4- Composite:
- Sản phẩm chính thường được sản xuất là bồn tắm, bồn xông hơi, khay bệ buồng tắm... 
Ưu điểm của Composite là cách điện, giữ nhiệt tốt, chịu đựng được sự ăn mòn của hóa chất tẩy rửa cao...
- Tuy nhiên Composite là một sản phảm bán thành phẩm, nên mặt sau không được nhẵn nhụi, khó cọ rửa, dễ xước vì chịu mài mòn cơ học kém.
5- Inox:
- Cũng được sản suất nhiều loại thiết bị VS, ưu điểm của nó là nhẹ, bền, giá rẻ...
- Inox không thể hiện được tính thẩm mỹ hiện đại...
6- Arcrylic (Mica) :
- Cũng được sản suất nhiều loại thiết bị VS, ưu điểm của nó cũng là nhẹ, đẹp, hiện đại, giá siêu rẻ...
Arcrylic thường không được các đại gia để ý đến vì giới hạn bền của nó ...

Để các bạn có thể lựa chọn các hãng sản xuất có uy tín, mình giới thiệu một số sau:

- TOTO, INAX, YOKO (Nhật Bản), KOHLER, AMERICAN STANDARD (Hoa Kì), GROCHE, HANSGROHE, STARMIX,  (Đức), FERRARA, COMA, INDA, FLEXTON, NEWFOM (Italya)KOSCO, SAMWON, JODEN (Hàn quốc)...
Chất lượng của những hãng trên sử dụng là yên tâm, nếu như bạn phân biệt được nó giữa hàng thật và hàng nhái của thằng Tầu Khựa qua chất lượng lớp mạ, tem nhãn, lõi đồng... Có điều những hãng cao cấp giá hơi mắc. Ví dụ như cái bồn cầu cũng phải sử dụng trọn bộ từ 3 củ rưỡi đến hơn chục củ. Có bộ hơn trăm củ và cũng có bộ hơn tỷ bạc vì nó được dát vàng kết hợp máy mát xa tự động như cái này:

- Nếu biết phối kết hợp sắc mầu không gian, xác định "Một đời ta, mười ba đời nó" thì bạn dùng kết hợp với đồ của Đài loan, Viglacera, Long Hầu, Tường An... hay một số hãng liên doanh chứ đừng có hám rẻ mà sài đồ của thằng Tầu Khựa mà tiền mất tật mang.
- Lưu ý khi treo, lắp ráp các thiết bị VS, bạn nên sử dụng ốc vít, bu lông inox hoặc đồng. Đừng quên lắp thêm thiết bị chống giật bình nước nóng điện.

Nhân đây mình cũng xin giới thiệu luôn con bạn thân từ hồi chăn trâu cắt cỏ, tên thật: Ngô Thị Thúy Hoa, biệt danh "Hoa dài chân" đẹp khét tiếng Hải Phòng... Em nó chuyên nhập khẩu rồi cung cấp sỉ & lẻ các loại gạch men, thiết bị nhà VS từ "Thượng vàng cho tới hạ cám" trên toàn cõi miền Bắc... Bác nào có nhu cầu cứ alô... (là bạn của Nam chắc chắn em nó sẽ khuyến mại.)

********************************************
(08) - CHỌN THIẾT BỊ NHÀ BẾP.

Cũng như chọn thiết bị nhà vệ sinh khi xây nhà mà mình đã chia sẻ... vì thị trường nhà bếp đang từng ngày phát triển "chóng mặt", đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng "hoa mắt" của khách hàng... 
Bạn muốn có một căn bếp đẹp, tiện nghi hiện đại phù hợp với phong cách kiến trúc, sinh hoạt và nhất là đối với vấn đề tài chính của nhà bạn... Mình lại xin chia sẻ như sau:

1 - Lựa chọn chất liệu & hãng sản xuất:
Như lựa chọn thiết bị nhà VS, xem bài viết "chọn thiết bị nhà vệ sinh" mà mình đã chia sẻ tại đây:
2- Tư vấn chuyên môn:
Nên tham khảo vấn đề này từ KTS của bạn, họ sẽ cho bạn lời khuyên có ích và trực tiếp giúp bạn chọn lựa những thiết bị nội thất tiện ích cần thiết phù hợp với cả túi xiền của bạn vì có những thiết bị không nhất thiết là cứ phải mua ở những siêu thị lớn, những showroom hay những hãng sản xuất có tên tuổi đâu. 
- Tủ bếp, quầy Bar:
Thường sử dụng các loại chất liệu như Gỗ, Hợp kim, Arcrylic, Plastic lamitane, Nhôm kính...
* Nếu bạn chọn chất liệu là gỗ cho tủ bếp, mình khuyên nên cố gắng sử dụng gỗ tự nhiên phổ thông đã được tẩm sấy đạt độ ẩm trung bình 20>25% như: Lát chun, Dổi, Hương, Thông lào, Xoan đào, Bạch tùng, Pơ mu, Sồi, Tần bì...
* Chất liệu Arcrylic, Plastic lamitane công nghiệp là những chất liệu rất bắt mắt, sang trọng... Nhưng giới hạn bền của nó rất kém, xuống cấp chỉ vài năm sau khi sử dụng.
Chất liệu Hợp kim, Nhôm Kính khó thể hiện được nét sang trọng, hiện đại trong bếp nhưng giá thành hạ.
- Phụ kiện bếp:
- Tiện dụng sẽ giúp các mẹ, các chị làm bếp dễ dàng hơn, hơn nữa nó còn giúp cho căn phòng bếp vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng. KTS sẽ thiết kế xắp xếp để lắp đặt những phụ kiện sao cho thuận lợi cả trong cũng như ngoài tủ của gian phòng bếp.
- Về sự lựa chọn phụ kiện, thiết bị nhà bếp, bạn hãy chọn nó cùng những hãng mình giới thiệu chọn thiết bị nhà VS. Ở đây mình xin giới thiệu thêm một số nhà sản xuất nữa là Blum, NewEra, Hafele ... Và cũng lưu ý luôn là thằng Khựa nhái rất tinh vi... Nếu không có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm. Để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, các bạn nên xem mã vạch trên từng loại sản phẩm để phân biệt. Hướng dẫn xem mã vạch, (tem cào, mã sản phẩm in chìm, nổi...) tại đây
- Kết hợp quan sát, so sánh 2 lớp mạ bên trong và bên ngoài giữa hàng ngoại nhập và hàng Tầu, tháo kiểm tra lõi đồng, zoăng, phớt bên trong vòi nước, bồn, bệ...
- Cũng đừng quên khi sử dụng hàng liên doanh... vì có thể một số DN trong nước hám lợi, nhập lậu vỏ hàng TQ về rồi thay lõi... đăng ký nhãn mác tại VN.
- Chi phí cho một căn phòng bếp có thể bằng 1/3 chi phí căn hộ hoặc nơn thế nữa là bình thường, nó phụ thuộc vào sự lựa chọn, chịu chơi của các bạn. Đừng để mình mất tiền mà phải sài nhầm đồ nhái thằng Khựa cho đời nó đau là OK ... !!!
Chúc các bạn hạnh phúc từ việc nấu ăn ngon !

VIDEO THAM KHẢO: Giới thiệu linh kiện Blum
************************************************

(09) - CHỌN GIẢI PHÁP CHỐNG SÉT.


- Lắp đặt hệ thống chống sét để bảo vệ cho ngôi nhà của mình là hết sức cần thiết. Có điều kiện bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn lắp đặt hệ thống chống sét cho ngôi nhà của mình theo tiêu chuẩn của (Pháp - NFC 17-102) hay của (Việt Nam - IEC 21186-96) để họ tính toán quyết định bảo vệ đủ 3 cấp bán kính là tốt nhất...
- Tuy nhiên bạn cũng có thể tự thiết kế hệ thống chống sét cho nhà mình theo phương pháp cổ điển, đơn giản mà dân gian khu vực đồng bằng Sông Hồng nhà mình thường sử dụng khi các yếu tố địa lý; các vật lân cận hay kết cấu công trình công trình; chiều cao... nhà bạn không quá phức tạp cho nó đỡ kinh phí... !!!
- Sét đánh có nhiều loại... ngoài hiện tượng sét đánh trực tiếp còn có hiện tượng sét đánh thứ cấp là dạng lan truyền và cảm ứng... Có nghĩa là luồng sét sẽ lan truyền hay cảm ứng vào các thiết bị điện, điện tử... khi sét đánh vào một vật thể khác gần nhà bạn chẳng hạn.
Để tránh sét lan truyền và cảm ứng làm hư hại đồ điện, điện tử... trong nhà, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng hộp cắt, lọc sét hiện có bán trên thị trường, để thiết bị này cắt luồng sét, không để xảy ra hiện tượng tăng quá áp phá hủy các thiết bị điện. 
- Để chống sét đánh trực tiếp... Bạn có thể tự thiết kế Kim thu sét, Dây thoát sét, Cọc tiếp địa như sau:
* Kim thu sét mình thường làm từ 3 đến 5 cọc đơn điểm theo lối cổ điển  bằng kim loại tròn phi12, có độ dài từ 0,5-1,5m, một đầu hàn liên kết với búp đồng, tiện hình chóp nhọn, cùng cỡ dài 10cm. Tất nhiên là nó sẽ phải được gắn với vật liệu cách điện, chống cháy trong một trụ đỡ rồi mình mới định vị trên nóc nhà. Sau đó hàn nối các kim thu sét lại với nhau bằng dây kim loại đi xuống mặt đất, gọi là dây thoát sét.
* Dây dẫn thoát sét cũng bằng kim loại tròn như sắt phi 8, chạy với lộ trình ngắn nhất, thẳng nhất, hàn định vị bằng vật liệu cách điện, chống cháy với công trình đi xuống đầu các cọc tiếp địa.
* Cọc tiếp địa mình thường tìm thép không gỉ, dẫn điện tốt, tròn, phi 22 trở lên, dài khoảng 1,5m>2m. Đầu cọc tiếp địa cũng được hàn liên kết với một búp đồng cùng cỡ, tiện hình chóp nhọn 10cm.
(Làm bằng đồng sợ bọn nghiện nó đào trộm... Mua ngoài thị trường thì nó đểu... Xịn nó lại phải Comle... !!!)
- Tiếp theo là mình gọi thằng khoan giếng đến, nhờ nó táng cho 1 hoặc 2 cái tùy theo địa chất từng khu vực, cách móng công trình 2>3m - lấy độ sâu dưới mạch nước ngầm khoảng 15>20m... thả tũm phát cái cọc tiếp địa đã được hàn với dây thoát sét đó xuống, xẻ rãnh sâu 0,5m, hàn nối 2 đầu cọc tiếp địa, chạy dây thoát sét tới chân công trình xây bịt miệng giếng dưới 0,5m rồi san lấp mặt bằng để cứ sau vài năm lôi lên kiểm tra... 

*********************************************
(10) - SỬ DỤNG SƠN NƯỚC.


- Bài viết này mình sẽ không đề cập tới những câu hỏi như:  "vì sao phải sơn ngôi nhà của mình ?"; "Hãng sơn nào tốt nhất ?"... - vì chắc chắn bạn đã tìm hiểu...
- KTS sẽ là người phối mầu và chọn một hãng sơn tốt cho bạn. Nhưng bạn là người có cá tính, bạn có thể tự tìm hiểu và tự sơn ngôi nhà của chính mình... (tất nhiên chuyên vẫn hơn)... Vì vấn đề về màu sắc, nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Sự phối hợp hài hòa màu sắc tổng thể cho ngôi nhà rất là quan trọng. Ngoài vấn đề màu sắc của tường, sàn, trần... bạn còn phải tưởng tượng đến cả màu sắc của đồ đạc mà bạn sẽ bầy đặt trong các phòng... Hãy chọn màu theo bảng màu của nhà sản xuất. Nên xem thử màu bằng cả ánh sáng ban ngày và đèn điện ban đêm. 
- Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm về phần sơn như sau: - có thể nó sẽ giúp ích cho bạn !

1- Quy trình sơn:
- Cùng là một hãng sơn nhưng bạn phải chọn 2 loại sơn ngoài trời và trong nhà theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
- Tính năng và tác dụng của 2 loại sơn đó tuy khác nhau nhưng cả 2 đều được thực hiện theo một quy trình sơn là: - Xử lý bề mặt > Sơn lót > Sơn phủ.
+ Sơn nội thất thường không có khả năng chống thấm, chống rêu mốc vì nó không trực tiếp chịu tác động của môi trường.
+ Sơn ngoại thất chịu đựng được sự tác động của môi trường, nên nó có khả năng chống mốc, chống thấm.
2- Điều kiện chuẩn bi thi công sơn:
- Thời gian tốt nhất khi tiến hành sơn được là vào khoảng 30 ngày sau khi (tô) trát hoàn thiện phần thô.
- Độ ẩm trung bình của tường khi sơn khoảng 10>15%.
- Xử lý bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất... bề mặt cần sơn.
- Chống thấm những vị trí cần thiết như chân tường bằng vật liệu SIKA LATEX; CR7 CTD11A trộn xi-măng; KOTE BLACK-INVIS 02A... hoặc chất chống thấm chuyên dụng của chính hãng sơn đó.
3- Các bước thi công sơn:
- Trộn Matit theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác...

- Bả matit 2 lớp dày không quá 3mm bằng dụng cụ bả trét... lớp trước cách lớp sau 2 giờ. Nhằm mục đích tạo nên bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ, tăng độ bám dính kết cấu cho màng sơn tiếp theo.
- Các thành phần cơ bản của MATIT (Bột trét) thông thường gồm: Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia.
+ Chất kết dính thông thường gồm 2 loại là: - chất kết dính dạng khoáng (Xi-măng hoặc Gypsum) và chất kết dính Polymers.
+ Chất độn: Được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy và tăng thể tích. Chất độn thường sử dụng là Carbonate calcium...
+ Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần nhỏ trong thành phần Matit, nhưng đóng vai trò rất quan trọng, tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết: - Giữ nước cho thời gian ninh kết; Giúp thi công dễ dàng; Tăng thời gian thi công; Xúc tiến đông cứng...
- Nhám phẳng, nhẵn nhụi bằng giấy nhám, rồi tiếp tục xử lý sạch bụi bẩn bề mặt lớp Matit... để khô.
- Pha sơn lót theo hướng dẫn...
- Sơn kỹ, đều 2 lớp sơn lót trên bề mặt lớp Matit bằng con lăn bông hoặc chổi sơn..., để thời gian khô giữa 2 lớp sơn theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác vì sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có các tác dụng như: - Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ; bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm hóa, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị đổi màu, ố vàng, bong tróc... 
- Tiếp tục sơn kỹ, đều 2 lớp sơn phủ (mầu) trên bề mặt lớp sơn lót, cũng để thời gian khô giữa 2 lớp sơn theo hướng dẫn ghi trên nhãn vì sơn phủ có các đặc điểm sau:
Thành phần cơ bản lớp sơn phủ bao gồm: Chất kết dính (tạo màng) + Bột màu + Bột độn + Phụ gia + Dung môi…
+ Chất kết dính: cho tất cả  các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn nước được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải  bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
+ Bột độn: được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt...), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.
+ Bột màu: Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền...
Màu gồm hai loại: Vô cơ và Hữu cơ.
* Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
* Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
+ Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất của màng.
Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
Hiểu và làm đơn giản như thế thôi ! có thêm tý bản lĩnh leo trèo nữa để sơn xong quả nhà của mình là bạn thành cụ nó thợ sơn mất rồi ! - Nhân đây mình cũng xin giới thiệu là có thằng bạn thân từ hồi chăn trâu cắt cỏ, hiện nó đang làm chủ dây chuyền một hãng sơn nước công nghệ Nhật, số má tại Hà Nội. Nó hứa sẽ sơn mọi giấc mơ cho người Việt... Bạn nào có nhu cầu mở đại lý alô cho mình...

*******************************************

(11) - CHỌN NGƯỜI KHI XÂY XONG NHÀ.

 Em nhầm căn bản, lãnh hậu quả nghiêm trọng khi ngộ nhận chọn người vì nghe ông Già dạy rằng: - "Lấy vợ phải xem tông" lại được cả cái ông Tòi bói thổ tả thí thẩm: - "Con gái là bản sao di truyền đồng tính thuần túy của mẹ" ...nữa mới nên nông nỗi... !!!


- Như đã hứa là sẽ táng đủ 10 bài về kinh nghiệm xây nhà... Bài số 10+ này em xin chia sẻ kinh nghiệm chọn người khi xây xong nhà cho những ai chưa từng lấy vợ, hay đang chuẩn bị lấy vợ như anh bạn Nguyễn Tý để đời nó đỡ rầu nha... !!!
- Tâm trạng em giờ đây nó đang lẫn lộn chỉ còn biết rằng "mẹ bạn ý vưỡn đang ở nhà với bố bạn ý còn bạn ý thì đã đi theo thằng Đài Loan" cụ nó rồi... !!! -  chứ đâu có như lời ông Già với ông Tòi bói... !!!
... Nên khi xây xong ngôi nhà của mình như mơ ước... Bạn hãy chọn cho mình một người mà bọn trẻ bi giờ gọi là Gấu ghiếc gì đới về ở chung cho nó đã...
- Không nên chọn người như em Hoa Vương, vì sợ chết nên nó suốt ngày mải mê cầu lông, cầu lá,  đêm về nằm úp mặt vào tường... không làm ăn được cái gì... Không tin thì cứ hỏi xem, đã bao giờ nó lau được cái nhà cho ra hồn chưa... ???
- Cũng đừng có dại dột mà lấy người như em Rượu Ngoại Thảo Hải, Van Do Thanh... vì nhớn bằng cần í rồi mà tôi thấy chúng nó chưa nấu được nồi cơm chín cho tử tế bao giờ đâu... !!!
- Càng không thể ham hố rủ rê những người như Hoai Thu Pham, Thanh Vân Trần...vì mấy mẹ này thuộc hải đội thuồng luồng, tinh ăn mù làm được mỗi cái xinh gái thôi chứ rửa cái bát đâu đã được sạch... !!!
- Kiên quyết không lằng nhằng với những người như em Thu Tran, Lưu Tử Anh... vì bọn này chúng nó lười chảy mỡ chỉ thích hát lượn, rong chơi... chứ đồ của nó nó còn chưa biết ủi nha... !!!
- Nhất định không được hồ đồ chọn người có tâm hồn lúc nào cũng treo ngược trên cột điện như bé Kyla Nguyen vì sẽ có ngày nó sẽ cho mình chết đói vì mì tôm mình không tự nấu được mà ăn đâu... !!!
Và điều em khuyên cuối cùng là nếu các bác thấy khó khăn quá về việc chọn lựa một người cho nhiều việc trong ngôi nhà của mình thì các bác có thể chọn nhiều người về ở cùng làm một việc cho đời nó đã...
Thôi ! - Em đi cầy đơi, không xây nhà nữa ... Còn nặng nợ với quê hương nhiều lắm ... !

*************************************************
(12) - SỬ DỤNG MÃ SỐ, MÃ VẠCH PHÂN BIỆT HÀNG NHÁI, HÀNG GIẢ.

Hiện nay nạn hàng giả, hàng nhái vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam ngày càng tinh vi và phức tạp. Hầu như các mặt hàng có thương hiệu bán chạy là bị làm giả. Công nghệ làm giả ngày càng tinh vi khiến người tiêu dùng hoang mang không phân biệt được đâu là thật đâu, đâu là giả...

Nhận biết hàng nhái, giả thông qua mã số, mã vạch.
Để nhận biết hàng thật giả, một trong những cách phân biệt tốt nhất là xem phần mã vạch. Thậm chí còn biết được xuất xứ của sản phẩm. Cách phân biệt hàng thật, hàng giả này tuyệt đối đúng 100%.
Mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số, từ các con số này sẽ cho chúng ta biết tất cả về sản phẩm, mã vạch 8 và 13 số đều có cách nhận biết giống nhau. Chúng ta nên ghi nhớ câu nói này, đây là cách hay dùng để nhận biết hàng thật, hàng giả, rất đơn giản và dễ nhớ đó là :“Chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật, còn nếu khác 0 là giả”.)
Ngoài cách nhận biết hàng nhái, hàng giả thông qua mã vạch, thì hiện nay đã xuất hiện việc cào mã số bí mật và nhắn tin gửi về tổng đài 1127.
Tem chống hàng giả SMS ra đời và được áp dụng
Khác với các loại tem chống giả trên thị trường, mỗi chiếc tem SMS trên sản phẩm đều có một mã số bí mật được in dưới lớp thẻ cào. Bằng việc cào mã số bí mật và nhắn tin gửi về tổng đài 1127, khách hàng có thể nhận được thông tin về nguồn gốc sản phẩm, cũng như địa chỉ nhà sản xuất. Người tiêu dùng sẽ dùng an tâm hơn rất nhiều khi có thể xác định được nguồn gốc xuất xứ của món hàng, như vậy sẽ tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Vị đại diện Ban chỉ đạo 127 Trung ương đã khẳng định, việc sử dụng tem SMS là một giải pháp hữu hiệu, dễ áp dụng trong công tác đấu tranh phòng,chống hàng giả, hàng nhái nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất, phân phối chân chính và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc xác minh, kiểm tra, xử lý nhanh, chính xác đối với hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân phối hàng giả, hàng nhái đang lưu thông trên thị trường.

tem chong hang gia smsMẫu tem điện tử chống hàng giả SMS đang được một số DN trong nước sử dụng rộng rãi.
Ông Phạm Việt Đức – Giám đốc Trung tâm INTEC (Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương) cho rằng, tem xác thực hàng hóa SMS là giải pháp an toàn tuyệt đối nhưng đơn giản, dễ sử dụng, giúp các doanh nghiệp quản lý được hệ thống đại lý, bảo hành sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường; đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ và xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất.
Ông Hoàng Hưng Nam – Tổng giám đốc Công ty Xác thực hàng hóa Việt Nam cũng đã nhấn mạnh, tem SMS rất khó làm giả vì công nghệ sản xuất vô cùng phức tạp bởi hệ thống mã hóa. Hơn nữa, tem SMS có mã số xác thực bí mật được phủ lớp tráng bạc bảo vệ và mỗi tem chỉ được sử dụng một lần. Kể cả trường hợp tem giả có mã số thật thì cũng không thể sử dụng, các đơn vị sử dụng tem SMS này phải cam kết chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình trước pháp luật, vì vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm và sử dụng tem SMS để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bởi theo đó các doanh nghiệp muốn mua được tem xác thực hàng hóa điện tử SMS sử dụng cho mặt hàng của mình, các công ty sản xuất đều phải trải qua những vòng kiểm định chất lượng sản phẩm khá là nghiêm ngặt, phải có chứng nhận của cục quản lý chất lượng. Đây là cách mà các doanh nghiệp khẳng định thương hiệu riêng của mình và cách bảo vệ khách hàng một cách hiệu quả nhất.
---------------------------------------------------------------


Mã số mã vạch các nước

 Danh mục mã vạch của các nước là thành viên của Tổ chức mã vạch quốc tế (EAN)
00-13: USA & Canada20-29: In-Store Functions30-37: Pháp
40-44: Đức45: Nhật Bản (also 49)46: Liên bang Nga
471: Đài Loan474: Estonia475: Latvia
477: Lithuania479: Sri Lanka480: Philippines
482: Ukraine484: Moldova485: Armenia
486: Georgia487: Kazakhstan489: Hong Kong
49: Nhật Bản (JAN-13)50: Vương Quốc Anh520: Hi Lạp
528: Li Băng529: Cyprus531: Macedonia
535: Malta539: Ai Len54: Bỉ và Lúc xăm bua
560: Bồ Đào Nha569: Ai xơ len57: Đan Mạch
590: Ba Lan594: Ru ma ni599: Hungary
600 & 601: Nam Phi609: Mauritius611: Ma Rốc
613: An giê ri619: Tunisia622: Ai cập
625: Jordan626: Iran64: Phần Lan
690-692: Trung Quốc70: Na uy729: Israel
73: Thụy Điển740: Guatemala741: El Salvador
742: Honduras743: Nicaragua744: Costa Rica
746: Cộng hòa Đô mi nic750: Mexico759: Venezuela
76: Thụy Sỹ770: Colombia773: Uruguay
775: Peru777: Bolivia779: Ác hen ti na
780: Chi lê784: Paraguay785: Peru
786: Ecuador789: Braxin80 – 83: Italy
84: Tây Ban Nha850: Cuba858: Slovakia
859: Cộng hòa Séc860: Yugloslavia869: Thổ Nhĩ Kỳ
87: Hà Lan880: Hàn Quốc885: Thái Lan
888: Sing ga po890: Ấn Độ893: Việt Nam
899: In đô nê xi a90 & 91: Áo93: Australia
94: New Zealand955: Malaysia977: dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/ International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN)
978: Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN)979: Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN)980: Refund receipts/ giấy biên nhận trả tiền
981 & 982: Common Currency Coupons/ phiếu, vé tiền tệ nói chung99: Coupons/ Phiếu, vé
Xem bản đầy đủ:
http://www.coeus.vn/ma-so-ma-vach-cac-nuoc-tren-the-gioi.html#ixzz3HSNdawNh




DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(CON CHÁU BÀ MÙI + ÔNG BÍNH + ÔNG QUỸ)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Chú Tiến

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

500k

 

2

Cháu Thắng

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

300k

۝

3

Cháu Thành

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

!※!

!※!

4

Cháu Tâm

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

!※!

!※!

5

Cháu Thu

Rừng Già – Vân Hồ

!※!

!※!

6

Cháu Lan

Kim Bôi - Hòa Bình

500k

۝

7

Chú Hợp

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

500k

۝

8

Cháu Thế Anh

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

500k

 

9

Cháu Huệ

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

200k

۝

10

Cô Phương

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

!※!

!※!

11

Cháu Hạnh

Phà Lè – Chiềng Yên – Vân Hồ

200k

 

12

Cháu Phúc

Mai Châu – Hòa Bình

!※!

!※!

13

Chú Thanh

Mai Châu – Hòa Bình

!※!

!※!

14

Cháu Quân

Mai Châu – Hòa Bình

500k

 

15

Cháu Hằng (Tấn)

Mai Châu – Hòa Bình

500k

 

16

Cô Phong

Lạc Sơn – Hòa Bình

700k

 

17

Cháu Cường

Lạc Sơn – Hòa Bình

@

 

18

Cháu Chung

Lạc Sơn – Hòa Bình

200k

۝

19

Cháu Trường

Mai Châu – Hòa Bình

!※!

!※!

20

Chú Dậu

Mai Châu – Hòa Bình

500k

۝

21

Cháu Sự (Thu)

Lạc Sơn – Hòa Bình

200k

 

22

Cháu Dũng

Mai Châu – Hòa Bình

@

 

23

Cô Minh

Lạc Sơn – Hòa Bình

500k

 

24

Cháu Mai (Tiến)

Lạc Sơn – Hòa Bình

200k

۝

25

Cháu Phượng (Nhung)

Mai Châu – Hòa Bình

200k

۝

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(CON CHÁU BÀ MÙI + ÔNG BÍNH + ÔNG QUỸ)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

26

Chú Quang

Mộc Châu – Sơn La

1000k

 

27

Cháu Tuấn

Mộc Châu – Sơn La

@

 

28

Cháu Mai Anh

Mộc Châu – Sơn La

500k

۝

29

Bà Bính

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

30

Chú Minh

TP – Nam Định

500k

 

31

Cháu Hiệp

TP – Nam Định

250k

 

32

Cháu Lực

TP – Nam Định

250k

 

33

Cô Mai

Trạm Bơm Cống Bồng

1000k

 

34

Cháu Thanh

Hà Nội

200k

۝

35

Cô Hường

Cầu Vượt Lộc An

500k

 

36

Chú Nam

Cao Bằng

500k

۝

37

Cô Hồng

Lào Cai

300k

۝

38

Cô Xuân

Yên Bái

!※!

!※!

39

Bác Dung

Tô Hiệu – Nam Định

500k

۝

40

Cháu Diễm

Kênh – Nam Định

500k

 

41

Cháu Hương

Hưng Yên – Nam Định

200k

 

42

Cháu Ý

Tô Hiệu – Nam Định

500k

 

43

Bác Lan Thảo

Cầu Bùi

500k

 

44

Cháu Nhung

TP. NĐ

300k

۝

45

Cháu Vân

TP. NĐ

300k

 

46

Bác Nam Hùng

Lưu Trọng Lư - NĐ

2000k

 

47

Cháu Dũng

HN

@

 

48

Cháu Hà (Linh)

TP. NĐ

500k

 

49

Cô Thịnh

Chú Cường

5000k

 

50

Cậu Mợ Phòng

TP. Nam Định

300k

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM LẠNG SƠN + THANH HÓA + THÁI BÌNH)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Thím Lý (Chiến)

Na Dương – Lạng Sơn

500k

۝

2

Em Trung (Thanh)

Na Dương – Lạng Sơn

400k

۝

3

Em Thuận (Cúc)

Na Dương – Lạng Sơn

500k

 

4

Em Nghĩa (Huệ)

Na Dương – Lạng Sơn

500k

۝

5

Em Hưng (Chung)

Na Dương – Lạng Sơn

400k

۝

6

Bác Ký (

Thanh Hóa

200k

۝

7

Anh Phán

Thanh Hóa

1000k

۝

8

Cụ Mẫn

Vũ Thư – Thái Bình

1000k

 

9

Mợ Nghĩa

Trình Xuyên

500k

 

10

Em Sen

Hà Nội

500k

۝

11

Em Bình

Trình Xuyên

1000k

 

12

Em Tuyên

Hà Nội

500k

 

13

Mợ Huệ

TP. Thái Bình

300k

۝

14

Cậu Giang

Vũ Thư. Thái Bình

300k

۝

15

Gì Ngoại

Vũ Thư. Thái Bình

2000k

 

16

Mợ Lán

Vũ Thư. Thái Bình

500k

 

17

Bác Long

Tiền Hải – Thái Bình

!※!

!※!

18

Anh Bộ

Tiền Hải – Thái Bình

!※!

!※!

19

Bác Trọng

Tiền Hải – Thái Bình

200k

 

20

Anh Thưởng

Thôn Thái  - Vũ – Thái Bình

!※!

!※!

21

Anh Phong

TP – Thái Bình

300k

 

22

Anh Uy

TP – Thái Bình

250k

۝

23

Anh Hoàng

TP – Thái Bình

250k

۝

24

Em Sỹ

TP – Thái Bình

1000k

 

25

Em Thượng

TP – Thái Bình

500k

۝

26

 

 

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM QUÊ ĐẮC LỰC)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Cậu Thịnh (Vẻ)

Xóm Gạo  - Đắc Lực

200k

 

2

Cô Hiên (Hậu)

Xóm Chùa – Thôn Rộc

200k

 

3

Cậu Uông (Nam)

Xóm Gạo  - Đắc Lực

300k

 

4

Cậu Tiến (Hiền)

Xóm Gạo  - Đắc Lực

200k

 

5

Cô Thủy (Toàn)

Xóm Gạo  - Đắc Lực

200k

 

6

Cậu Luận (Hạ)

Đ.10 – Ga Trình Xuyên

300k

 

7

Cậu Cường (Khương)

Đ.10 – Ga Trình Xuyên

500k

 

8

Câu Mạnh

Xóm Đa – Đắc Lực

200k

 

9

Cậu Lợi

Xóm Đa – Đắc Lực

300k

 

10

Cậu Biên (Tám)

Xóm Đa – Đắc Lực

200k

 

11

Cậu Hồng (Thơm)

Xóm Đa – Đắc Lực

200k

 

12

Cậu Quảng (Gái)

Đội 6 – Trung Phu

400k

 

13

Cậu Quang (Hà)

Xóm Đa – Đắc Lực

200k

 

14

Cô Luân (Hòa)

Xóm Gạo – Đắc Lực

200k

 

15

Cô Lai (Thịnh)

Xóm Bến – Đắc Lực

150k

 

16

Cô Hợp (Như)

Xóm Đa – Đắc Lực

150k

 

17

Cô Ngọc (Dân)

Xóm Đình – Trình Xuyên

300k

 

18

Cậu Trình

Xóm Gạo – Đắc Lực

200k

 

19

Cậu Tuyền

Xóm Bến – Đắc Lực

200k

۝

20

Cô Tuyến (Lư)

Xóm Bến – Đắc Lực

200k

۝

21

Cô Nga (Xính)

Xóm Đa – Đắc Lực

200k

۝

22

 

 

 

 

23

 

 

 

 

24

 

 

 

 

25

 

 

 

 

26

 

 

 

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM QUÊ TÂN THÀNH)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Bác Khải

Xóm 3 – Tân Thành

300k

 

2

Anh Hoàn

Xóm 1 – Tân Thành

300k

 

3

Anh Liên

Xóm 3 – Tân Thành

200k

 

4

Bác Hoa (Tân)

Xóm 1 – Tân Thành

300k

 

5

Bác Phượng (Tiến)

Xóm 1 – Tân Thành

200k

۝

6

Bác Tý (Cán)

Xóm 1 – Tân Thành

200k

 

7

Chú Khánh (Khang)

Xóm 5 – Tân Thành

300k

 

8

Chú Cường

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

9

Chú Tiến (Lộc)

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

10

Chú Thăng

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

11

Anh Hiển (Sửu)

Xóm 9 – Tân Thành

200k

 

12

Anh Luân (Vòng)

Xóm 9 – Tân Thành

200k

 

13

Anh Trường (Thủy)

Ba Quàn – Tân Thành

200k

 

14

Bác Thiêm

Xóm 9 – Tân Thành

200k

 

15

Bác Phong (Lý)

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

16

Bác Thịnh (Mạc)

Xóm 1 – Tân Thành

200k

 

17

Bác Thái (Thắm)

Xóm 3 – Tân Thành

300k

 

18

Bác Tĩnh (Thanh)

Xóm 5 – Tân Thành

300k

 

19

Chị Na (Tịnh)

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

20

Anh Vân (Thìn)

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

21

Anh Thủy

Xóm 5 – Tân Thành

200k

 

22

Anh Triều (Hằng)

Trại Rước – Tân Thành

200k

 

23

Anh Thắng (Năng)

Xóm 5 – Tân Thành

500k

 

24

Anh Thư (Hồi)

Trại Rước – Tân Thành

500k

 

25

Bạn Sáng (Tương)

Trại Rước – Tân Thành

200k

 

26

 

 

 

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, BẠN ĐỒNG NGŨ)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Anh Đông

Học Viện Chính Trị TW

500k

 

2

Anh Bắc

Kho K.53 - Hữu Lũng – Lạng Sơn

500k

۝

3

Anh Hạ

Yên Dũng – Bắc Giang

500k

 

4

Em Tuấn Anh

Yên Dũng – Bắc Giang

500k

۝

5

Hội F.325

TP. NAM ĐỊNH + (Phich RĐ)

500k

 

6

Anh Toản

Viện Phổi TW - Hà Nội

500k

 

7

Anh Phương

Nghệ Sỹ  - Nam Định

500k

 

8

Anh Lê D.Thuần

TP. Nam Định

300k

 

9

Anh Vinh (Cối)

TP. Nam Định

300k

 

10

Anh Tú (Thìn)

TP. Nam Định

300k

 

11

Anh Hùng (Con)

TP. Nam Định

300k

 

12

Anh Nam (Quế)

TP. Nam Định

300k

 

13

Anh Quynh

TP. Nam Định

300k

 

14

Anh Đạt (Già)

TP. Nam Định

200k

۝

15

Anh Thành (Gù)

TP. Nam Định

300k

 

16

Bạn Đại (Cẩn)

Vĩnh Hào – Vụ Bản

300k

 

17

Bạn Thinh

Vĩnh Hào – Vụ Bản

300k

 

18

Bạn Tùng

Liên Minh – Vụ Bản

300k

 

19

Bạn Hiển (Fạch)

Liên Minh – Vụ Bản

300k

 

20

Bạn Hoàn (Còi)

Liên Minh – Vụ Bản

300k

 

21

Bạn Khải (Tơ)

Liên Minh – Vụ Bản

500k

 

22

Bạn Tĩnh (Hổ)

Liên Minh – Vụ Bản

200k

 

23

Bạn Vinh (K.5)

Tam Thanh – Vụ Bản

200k

 

24

Bạn Tuấn ((16)

Tam Thanh – Vụ Bản

200k

 

25

Bạn Quế (18)

Tam Thanh – Vụ Bản

200k

 

26

Bạn Hùng (Lợn)

Tam Thanh – Vụ Bản

200k

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, BẠN ĐỒNG NGŨ)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

27

Bạn Quyết

Tam Thanh – Vụ Bản

200k

 

28

Thắng-Lan (Trọc)

Yên Hưng – Ý Yên - Nam Định

500k

 

29

Thành-Ngọc (Móm)

Yên Khánh – Ý Yên - Nam Định

1000k

 

30

Thăng-Oanh

Yên Hưng – Ý Yên - Nam Định

500k

 

31

Văn-Huyền (Khàn)

Yên Tân – Ý Yên - Nam Định

500k

 

32

Sơn-Nga (Con)

Yên Chính – Ý Yên - Nam Định

500k

 

33

Đương (Trụ)

Yên Phong – Ý Yên - Nam Định

200k

۝

34

Tam (Tịnh)

Yên Phong – Ý Yên - Nam Định

300k

 

35

Sơn-Khang (Mũi đỏ)

Yên Khánh – Ý Yên - Nam Định

300k

 

36

Khuê (Mù)

Hổ Sơn

37

Lực (Ma làm)

Liên Minh

38

Tới (Con)

Liên Minh

39

Thanh (Tuất)

Liên Minh

40

 

 

 

 

41

 

 

 

 

42

 

 

 

 

43

 

 

 

 

44

 

 

 

 

45

 

 

 

 

46

 

 

 

 

47

 

 

 

 

48

 

 

 

 

49

 

 

 

 

50

 

 

 

 

51

 

 

 

 

52

 

 

 

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, BẠN ĐỒNG MÔN)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Ngữ (Nha)

Liên Bảo – Vụ Bản

500k

 

2

Ông Bà Chúc

Bố Khiêm (Kon-Tum)

400k

 

3

Nam (Phấn)

Đ.10 – Tân Thành – Vụ Bản

1000k

 

4

Hòa (Thư)

Đ.10 – Tân Thành – Vụ Bản

300k

 

5

Thắng (Chắt)

Đ.10 - Liên Bảo – Vụ Bản

300k

 

6

Hạnh (Xính)

Đ.10 - Liên Bảo – Vụ Bản

200k

 

7

Thu (Thêu)

Đ.10 - Liên Bảo – Vụ Bản

300k

 

8

Bách (Nam)

Đ.10 - Liên Bảo – Vụ Bản

300k

 

9

Thoan (Định)

Đ.10 - Liên Bảo – Vụ Bản

200k

 

10

Hải (Xuân)

Đình Trình - Liên Bảo – Vụ Bản

500k

 

11

Hoàn Ngọc

Định Trạch - Liên Bảo – Vụ Bản

200k

۝

12

Hưng Trình

Xóm Rộc - Liên Bảo – Vụ Bản

500k

 

13

Kiều (Hoàn)

Định Trạch => Kon Tum

500k

 

14

Hoa (Trước)

TP - Ninh Bình

500k

 

15

Mai (Mùi)

Trung Phu - Liên Bảo – Vụ Bản

500k

 

16

Vụ (Chung)

TP - Hà Nội

500k

۝

17

Bình (Giới)

TP - Nam Định

200k

۝

18

Nhị (Kiều)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

500k

۝

19

Hùng (Na)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

20

Thuận (Sức)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

500k

 

21

Chiến (Thông)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

22

Thanh (Hưu)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

23

Mão (Chí)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

24

Uy (Thự)

Cộng Hòa – Vụ Bản

200k

۝

25

Tuyện (Chính)

TP – Nam Định

200k

 

26

Thế Anh (12b)

Liên Minh – Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, BẠN ĐỒNG MÔN)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

27

Dân (Ngà)

Liên Minh – Vụ Bản – Nam Định

1000k

 

28

Quý (Thỏa)

Liên Minh – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

29

Minh (Cúc)

Liên Minh – Vụ Bản – Nam Định

500k

 

30

Nguyệt (Lệ)

Liên Minh – Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

31

Loan (12a)

TP – Nam Định

300k

 

32

Huy (Lê)

TP – Nam Định

500k

 

33

Lợi (Chắt)

TP – Nam Định

500k

 

34

Long (Quế)

TP – Nam Định

500k

 

35

Tới (Đằng)

TP – Nam Định

500k

 

36

Bình (Vinh)

TP – Nam Định

500k

 

37

Lư (Mẫn)

TP – Nam Định

500k

 

38

Nguyên (Cần)

Tam Thanh – Vụ Bản – Nam Định

500k

 

39

Ái (Ân)

TT Gôi – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

40

Sơn (Đồng)

Tam Thanh – Vụ Bản – Nam Định

500k

 

41

Tú (Dung)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

42

Tình (Đê)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

500k

 

43

Hồng (Tiên)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

300k

 

44

Liêm (Phong)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

500k

 

45

Nghinh (Chừng)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

300k

 

46

Bình (Sửu)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

300k

 

47

Thịnh (Thu)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

300k

 

48

Nga (Hưng)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

500k

 

49

Thường (Tam)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

500k

 

50

Định (Tăng)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

51

Nha (Tế)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

52

Chiến (Thế)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

300k

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, BẠN ĐỒNG MÔN)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

53

Toàn Khánh

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

250k

 

54

Hợp Liên

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

250k

۝

55

Nghiêm (Hiện)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

500k

 

56

Loan (Định)

Thành Lợi - Vụ Bản – Nam Định

200k

۝

57

Nhuận (Thổ)

Đại Thắng – Vụ Bản – Nam Định

200k

 

58

Thắng (Đợi)

Đại Thắng – Vụ Bản – Nam Định

200k

 

59

Thặng

Đại Thắng – Vụ Bản – Nam Định

200k

 

60

Thơm (Tình)

Đại Thắng – Vụ Bản – Nam Định

500k

 

61

Hạnh (Khản)

TP - Hà Nội

300k

 

62

Ninh (Sửu)

TP - Hà Nội

500k

 

63

Phong (Tấu)

TP - Hà Nội

500k

۝

64

Sáng (Me)

TP - Hà Nội

500k

 

65

Vân (Nhẫn)

TP - Hà Nội

500k

 

66

Thủy (Sang)

TP - Hà Nội

300k

۝

67

Đông (Đường)

TP - Hà Nội

300k

۝

68

Hoa (Dơn)

Hải Phòng

2000k

 

69

Hoa (Dơn)

Công Ty – Hoa Khởi Nguyên HP

2000k

 

70

Hoa (Dơn)

(Khởi/Hiên/Phương) - Khởi Nguyên

600k

۝

71

Hoa (Dơn)

(Hùng/Song/Nam/Đông) - Khởi Nguyên

1200k

 

72

Hường (Trầm)

Yên Bái

200k

۝

73

Vui (Vọng)

Hà Nam

200k

۝

74

Trường (Sơn)

Hưng Yên

300k

۝

75

Thắng (Nhân)

Hải Dương

500k

۝

76

Hường (Trầm)

Yên Bái

200k

۝

77

Vui (Vọng)

Hà Nam

200k

 

78

Đức (Thỏa)

Hà Nội

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, QUÊ CẦU VỤ - BÁNG – TỬ VINH)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Ông Bà Thái

Cầu Vụ - Lộc An

300k

 

2

Bác Phụng (Lụa)

Cầu Vụ - Lộc An

500k

 

3

Bác Liêm

Đền Trần – Nam Định

500k

 

4

Chị Thanh (Liêm)

Đền Trần – Nam Định

300

 

5

Bác An (Trường)

TP – Nam Định

500k

 

6

Bác Lưu

Cầu Vụ - Lộc An

500k

 

7

Bác Tư

Cầu Vụ - Lộc An

500k

 

8

Bác Tâm

Cầu Vụ - Lộc An

200k

 

9

Bác Luyến (Hải)

TP – Hà Nội

500k

 

10

Bác Nghĩa (Hằng)

Cầu Vụ - Lộc An

300k

 

11

Ông Bà Giới

Xuân Bảng – Vụ Bản – Nam Định

500k

 

12

Bác Thượng

Xuân Bảng – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

13

Bác Tá

Xuân Bảng – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

14

Bác Cơ

Xuân Bảng – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

15

Bác Y

Xuân Bảng – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

16

Bác Sỹ

Xuân Bảng – Vụ Bản – Nam Định

300k

 

17

Cậu Ba

Trực Mỹ - Yên Cường – Ý Yên

300k

 

18

Cậu Bích (Vân)

Trực Mỹ - Yên Cường – Ý Yên

50k

۝

19

Cậu Bính

Trực Mỹ - Yên Cường – Ý Yên

200k

 

20

Chú Ngọc (Thìn)

Tiên Hào – Vĩnh Hào

500k

 

21

Gì Oanh (Cừ)

Tiên Hào – Vĩnh Hào

200k

 

22

Gì Thành (Vinh)

Tiên Hào – Vĩnh Hào

200k

 

23

Bác Phương (Toản)

Tiên Hào – Vĩnh Hào

200k

 

24

Gì Khả (Vĩ)

Cầu Ốc – TP. Nam Định

200k

 

25

Ông Hội

Sài Gòn

500k

 

26

Anh Thuấn (Định)

Sài Gòn

500k

۝

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM  XA QUÊ & BẠN XÃ HỘI)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Bác Ánh

Phúc Thắng – Nghĩa Hưng

500k

 

2

Chú Doanh

Phúc Thắng – Nghĩa Hưng

1000k

 

3

Chú Tý

Phúc Thắng – Nghĩa Hưng

1000k

 

4

Thiều (Thăng)

Thành Lợi – Vụ Bản

200k

 

5

Thuật (Tứ)

Liên Minh – Vụ Bản

500k

۝

6

Hữu Anh

Sài Gòn

500k

۝

7

Thuấn (Định)

Sài Gòn

500k

۝

8

Mùa (Điều)

TP. Nam Định

300k

 

9

Hưng (Vượng)

TP. Nam Định

500k

 

10

Hân (Lập)

TP. Nam Định

200k

 

11

Thư (Hồi)

Trại Rước – Tân Thành

500k

 

12

Em Thương (Thủy)

Trại Rước – Tân Thành

200k

 

13

Hiệp (Rồng)

Hà Nội

200k

۝

14

Ông Bà Lâm

Vân Tràng

500k

 

15

Thành (Thu)

Cầu Giành – Vụ Bản

200k

 

16

Bà Quyền (Kỳ)

Cầu Giành – Vụ Bản

300k

 

17

Cô Vinh (Minh)

Cầu Giành – Vụ Bản

300k

 

18

Phúc (Nguyên)

Sa Trung – Thành Lợi

300k

 

19

Em Lực (Ngát)

Sa Trung – Thành Lợi

300k

 

20

Chị Duyên (Đức)

Sa Trung – Thành Lợi

200k

 

21

Anh Chí (Thanh)

Ga Trình Xuyên – Đường 10

200k

۝

22

Anh Thái (Chúc)

Ga Trình Xuyên – Đường 10

300k

 

23

Em Mạnh (Minh)

Ga Trình Xuyên – Đường 10

200k

 

24

Em Phúc (Đức)

Ga Trình Xuyên – Đường 10

300k

 

25

Em Hậu (Rồng)

Lập Thành – Vụ Bản

200k

 

26

Anh Hội (Nhân)

Cầu Chuối – Đường 10

300k

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM QUÊ TRÌNH XUYÊN)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Bác Thảo (Phụ)

Trình Xuyên – Vụ Bản

100k

 

2

Anh Đông (Phương)

Trình Xuyên – Vụ Bản

300k

 

3

Bác Thuộc (Chính)

Trình Xuyên – Vụ Bản

500k

 

4

Cường Thúy

Trình Xuyên – Vụ Bản

300k

 

5

Cháu Long (Oanh)

Trình Xuyên – Vụ Bản

300k

 

6

Anh Quang (Thực)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

7

Anh Toán

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

8

Anh Tình

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

9

Anh Bằng

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

10

Cháu Thúy (Thanh)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

11

Cháu Bình

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

12

Chú Tâm (Nội)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

13

Cô Nhiên (Lý)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

14

Cô Dung (Lượng)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

15

Anh Nghiêm (Nhạ)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

16

Anh Hoàng (Khôi)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

17

Anh Phượng

Trình Xuyên – Vụ Bản

300k

 

18

Anh Tốn

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

19

Anh Hòa (Cầu)

Trình Xuyên – Vụ Bản

100k

 

20

Anh Việt

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

21

Anh Tuế

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

22

Anh Đức (Khôi)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

23

Ông Bà Thăng

Trình Xuyên – Vụ Bản

300k

 

24

Cô Toán

Trình Xuyên – Vụ Bản

300k

 

25

Anh Thịnh (Thu)

Trình Xuyên – Vụ Bản

200k

 

26

Bà Thiết

Trình Xuyên – Vụ Bản

100k

۝

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM, CHỢ & BẠN XÃ HỘI)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Chị Hiệp

Chợ Chiều – Liên Bảo

300k

 

2

Em Ngoan

Chợ Chiều – Liên Bảo

200k

 

3

Chị Huyền

Chợ Chiều – Liên Bảo

300k

 

4

Em Tỵ (Tảo)

Chợ Chiều – Liên Bảo

200k

 

5

Hùng (Sanh)

Chợ Chiều – Liên Bảo

200k

 

6

Bà Trường

Chợ Chiều – Liên Bảo

100k

۝

7

Đích (Vân)

Chợ Chiều – Liên Bảo

300k

 

8

Điển (Nhẫn)

Chợ Chiều – Liên Bảo

200k

 

9

Anh Sáng (Ninh)

Chợ Chiều – Liên Bảo

300k

 

10

Em Cẩm (Huệ)

Chợ Chiều – Liên Bảo

300k

 

11

Em Hiển (Thuyết)

Chợ Chiều – Liên Bảo

200k

 

12

Chú Ngọc (Thìn)

Chợ Chiều – Liên Bảo

500k

 

13

Chị Quy

Sa Trung – Thành Lợi

200k

 

14

Phúc (Đức)

Ga Trình Xuyên – Liên Bảo

300k

 

15

Chị Đức

Ga Trình Xuyên – Liên Bảo

200k

 

16

Chị Hoa (Thuần)

Ga Trình Xuyên – Liên Bảo

200k

۝

17

Anh Mẫn (Minh)

Ga Trình Xuyên – Liên Bảo

200k

 

18

Anh Hấn (Hà)

Ga Trình Xuyên – Liên Bảo

300k

 

19

Anh Vĩnh (Chiến)

Ga Trình Xuyên – Liên Bảo

200k

 

20

Chị Bắc (Đại bàng)

Đình Trình – Trình Xuyên

200k

 

21

Em Thương (Trung)

Trình Xuyên – Liên Bảo

200k

 

22

Chị Nhung

Dương Lai – Thành Lợi

300k

 

23

Anh Thắng (Hồng)

Ba Quàn – Tân Thành

200k

 

24

Chị Lan (Xuyên)

Cầu Giành – Liên Bảo

200k

 

25

Anh Tiến (Thi)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

26

Anh Chị Hà (Lan)

Xóm Giếng – Trung Phu

300k

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM XÓM 6, ĐƯỜNG DỪA & XÓM GIẾNG)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Em Giang (Tứ)

Lập Thành – Vụ bản

1000k

 

2

Chị Phú (Phụ)

Lập Thành – Vụ bản

3

Bác Điều

Trình Xuyên – Liên Bảo

200k

 

4

Ông Minh (Tài)

Xóm Đa – Liên Bảo

200k

 

5

Duyên (Lanh)

Chợ Chiều – Liên Bảo

200k

 

6

Bà Lợi

Xóm Giếng – Trung Phu

100k

۝

7

Cô Nghiên

Đường Dừa – Trung Phu

300k

 

8

Thanh (Sự)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

9

Bà Đào (Ngảo)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

10

Bà Phin (Ngảo)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

11

Thái (Hoài)

Xóm 6 – Trung Phu

200k

 

12

Cô Liên (Tý)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

13

Bác Lợi (Khoa)

Xóm 6 – Trung Phu

200k

 

14

Đông (Vượng)

Xóm 6 – Trung Phu

200k

 

15

Thước (Quế)

Xóm 6 – Trung Phu

200k

 

16

Bà Chung (Thiết)

Xóm Đa – Trung Phu

250k

 

17

Chị Mai (Cần)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

18

Chị Ninh (Chất)

Xóm 6 – Trung Phu

200k

 

19

Chị Thuận (Oanh)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

20

Chị Ánh (Phong)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

21

Chị Dung (Viên)

Xóm 6 – Trung Phu

300k

 

22

Anh Phú (Loan)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

23

Anh Minh (Đông)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

24

Anh Thiết (Hạnh)

Xóm Đa – Trung Phu

500k

 

25

Chị Hồng (Hội)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

26

Em Liên (Mưu)

Xóm Đa – Trung Phu

200k

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM XÓM 6, ĐƯỜNG DỪA & XÓM GIẾNG)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

27

Anh Hòa (Hồng)

Xóm Chùa – Trung Phu

200k

 

28

Bạn Kiên (Dũng)

Xóm Chùa – Trung Phu

300k

 

29

Anh Giang (Hồng)

Xóm Đa – Trung Phu

300k

 

30

Chị Nhạn (Hanh)

Xóm Đa – Trung Phu

100k

۝

31

Anh Dương (Nghĩa)

Xóm Chùa – Trung Phu

200k

 

32

Hân (Tâm)

Đường Dừa – Trung Phu

300k

 

33

Điệp (Yêm)

Đường Dừa – Trung Phu

200k

 

34

Khương (Giang)

Đường Dừa – Trung Phu

200k

 

35

Kha (Chiến)

Đường Dừa – Trung Phu

200k

 

36

Cương (Thắm)

Đường Dừa – Trung Phu

200k

 

37

Bác Nhiên (Nội)

Xóm Giếng – Trung Phu

300k

 

38

Bác Năng (Lành)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

39

Anh Cường (Ninh)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

40

Chị Loan (Ninh)

Xóm Giếng – Trung Phu

100k

۝

41

Thuận (Hiến)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

42

Sơn (Bưởi)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

43

Mai (Lan)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

44

Quảng (Nghĩa)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

 

Thoan (Thúy)

Xóm Giếng – Trung Phu

200k

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM, BÀ CON XÓM TRẠI)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

1

Anh Vượng (Liên)

Xóm Trại

500k

 

2

Anh Viện (Yên)

Xóm Trại

200k

 

3

Ông Nam (Cúc)

Xóm Trại

200k

 

4

Em Trung (Cúc)

Xóm Trại

? Đăng

 

5

Em Hùng (Dung)

Đường 10 – Vụ Bản

? Đăng

 

6

Anh Hiếu (Nhung)

Xóm Trại

300k

 

7

Chú Thủy (Hoa)

Xóm Trại

200k

 

8

Bà Hồng Già

Xóm Trại

100k

 

9

Chú Bốn (Điều)

Xóm Trại

300k

 

10

Chú Mạnh (Thiệu)

Xóm Trại

200k

 

11

Cậu Hùng

Xóm Trại

300k

 

12

Anh Đức (Loan)

Xóm Trại

200k

 

13

Chú Đại (Nga)

Xóm Trại

300k

 

14

Chú Quỳnh (Thân)

Xóm Trại

200k

 

15

Anh Hảo (Chiến)

Xóm Trại

300k

 

16

Bà Giới-Đức

Xóm Trại

200k

 

17

Bà Chiến

Xóm Trại

200k

 

18

Bà Nhung (Luận)

Xóm Trại

200k

 

19

Ông Dư (Phấn)

Xóm Trại

200k

 

20

Em Dương (Phương)

Xóm Trại

200k

 

21

Em Lân (Dư)

Xóm Trại

200k

 

22

Em Châu (Luận)

Xóm Trại

500k

 

23

Anh Tiến (Hằng)

Xóm Trại

500k

 

24

Chú Nguyên (Cầu)

Xóm Trại

Đăng

 

25

Bà Quý-Phòng

Xóm Trại

100k

 

26

Hào (Quảng)

Xóm Trại

300k

 

 

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH EM, BÀ CON XÓM TRẠI)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

27

Cậu Mợ Lập

Xóm Trại

500k

 

28

Chú Bình

Xóm Trại

300k

 

29

Chú Hà (Bích)

Xóm Trại

500k

 

30

Cháu Sanh (Hà)

Xóm Trại

200k

 

31

Cậu Dũng (Doan)

Xóm Trại

500k

 

32

Anh Tuân (Toàn)

Xóm Trại

200k

 

33

Bà Lan-Cứu

Xóm Trại

100k

 

34

Anh Yêm

Xóm Trại

200k

 

35

Cháu Hoan (Vượng)

Xóm Trại

300k

 

36

Bà Quế - Cân

Xóm Trại

200k

 

37

Ông Thắng (Mai)

Xóm Trại

200k

 

38

Em Thu (Long)

Xóm Trại

100k

 

39

Chú Rồng (Thìn)

Xóm Trại

200k

 

40

Em Hoàng (Ngân)

Xóm Trại

300k

 

41

Bà Thọ - (Tình)

Xóm Trại

200k

 

42

Ông Minh

Xóm Trại

200k

 

43

Em Liêm (Sen)

Xóm Trại

200k

 

44

Anh Am (Hạnh)

Xóm Trại

200k

 

45

Chú Lợi (Lễ)

Xóm Trại

300k

 

46

Cháu Hưởng (Am)

Xóm Trại

? Đăng

 

47

Chị Huê (Chinh)

Xóm Trại

200k

 

48

Anh Sang (Toàn)

Xóm Trại

300k

 

49

Bà Nam (Toàn)

Xóm Trại

200k

 

50

Anh Nghị (Liên)

Xóm Trại

200k

 

51

Anh Quân (Sỹ)

Xóm Trại

200k

 

52

Anh Nông (Mừng)

Xóm Trại

200k

 

                                                                                                                                                                                    

DANH SÁCH MỜI & MỪNG CƯỚI HẢI ĐĂNG
(ANH, EM, BÀ CON XÓM TRẠI)

TT

TÊN GỌI

ĐỊA CHỈ

$

@

53

Anh Công (Hiến)

Xóm Trại

300k

 

54

Anh Vượng (Xuân)

Xóm Trại

1000k

 

55

Bà Vinh

Xóm Trại

100k

 

56

Anh Nam (Nga)

Xóm Trại

200k

 

57

Cháu Hưởng (Nam)

Xóm Trại

500k

 

58

Bà Phùng

Xóm Trại

Ốm

 

59

Em Lừng (Như)

Xóm Trại

200k

 

60

Anh Nhiệm (Huệ)

Xóm Trại

200k

 

61

Ông Khấn

Xóm Trại

100k

 

62

Chị Thơm (Trịnh)

Xóm Trại

200k

 

63

Ông Như

Xóm Trại

150k

 

64

Anh Hinh (Cừ)

Xóm Trại

200k

 

65

Ông Quang

Xóm Trại

200k

 

66

Cụ Gi

Xóm Trại

200k

 

67

Ông Thái (Môn)

Xóm Trại

300k

 

68

Ông Phong (Sáng)

Xóm Trại

300k

 

69

Chị Phương (Chúc)

Xóm Trại

200k

 

70

Cháu Tùng (Chúc)

Xóm Trại

200k

 

71

Anh Tâm (Thơm)

Xóm Trại

300k

 

72

Chị An

Xóm Trại

200k

 

73

Nga-Dư

Xóm Trại

200k

 

74

Em Hoa (Vịnh)

Xóm Trại

500k

 

75

Anh Đoàn (Hương)

Xóm Trại

200k

 

76

Bác Lưu (Nụ)

Xóm Trại

200k

 

77

Chị Đào (Triệu)

Xóm Trại

200K

 

78

Ông Cầu

Xóm Trại

200k

 

 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét