Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

LỊCH SỬ HỘI NHẬP TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA THỐI NÚM

Văn hóa nước Tầu cũng giống nước Ta. Sở thích khoe Bưởi, khoe Mướp là niềm đam mê, là nỗi khát vọng dạt dào, là ước mơ được đổi sắc cuộc đời ngọt ngào, từng ngày, của các tầng lớp (Ấu Nhi Phụ Lão) mang Nữ giới tính. Bởi Tạo Hóa đã đặc cách yêu thương, ban tặng cho họ khối tài sản quý báu không gì sánh nổi là đôi nhũ hoa, gọi nhanh là cặp Vếu, gọi khác là Bưởi, là Mướp, để họ sử nó như một công cụ tô thắm tình đời và góp thêm phần tích cực vào lĩnh vực duy trì nòi giống, ngay từ sau khi Ngài tạo Thiên lập Địa. Ở một góc nhìn khác, theo quy luật duy vật thì báu vật nào trên mặt đất này không được trưng bày cho mọi người cùng chiêm ngưỡng, định giá thì báu vật ấy không có giá trị. Nên việc khoe Vếu, khoe Bưởi, khoe Mướp là một nhu cầu vô cùng thiết yếu, là nét văn hóa truyền thống trên nền tảng vô cùng đúng đắn, được UNESCO bảo tồn triệt để, bền vững. Ngộ ra điều ưu ái trân quý ấy, theo bản năng, chị em đã luôn nâng niu, chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ, mông má và tôn tạo cặp Vếu, cặp Bưởi, cặp Mướp của mình như một báu vật mang tính di truyền đồng tính thuần túy vượt thời gian, từ đời nọ cho tới đời kia. Nhưng có một điều đại kỵ bất thành văn khi khoe Vếu, khoe Bưởi, khoe Mướp thì không ai khoe phần núm, phần cuống của nó ra ngoài. (Phần núm, phần cuống của Bưởi và Mướp nhất định phải được che đi). Nếu để lộ núm, lộ cuống thì dù là Bưởi hay Mướp có đẹp lung linh cỡ nào cũng sẽ lập tức không còn giá trị và sẽ bị cộng đồng nội ngoại liên bang cực lực lên án, phỉ phui, vô cùng quan ngại: - (Điều này có một em gì đó ở Sì Gòng thời gian vừa qua, đã minh chứng). - Tại sao vậy? Tại sao lộ núm, lộ cuống thì Bưởi và Mướp không còn giá trị... ?

CHUYỆN KỂ NHƯ VẦY:

Vào thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh kết bang giao với nước Tầu. Sau lần Sứ Tầu thua đau Trạng Quỳnh vụ thi Họa "Ba tiếng trống vẽ xong một con vật" thì Vua Tầu hạ quyết tâm lấy lại thể diện quốc gia Đại Khựa của mình bằng mọi giá. Một năm sau đó, nước Tầu mở lại đại hội (Cầm Kỳ Thi Họa) rồi mời các nước lân cận tiếp tục sang thi thố. Phần thi Họa lần này, Vua Tầu trực tiếp huấn luyện, tuyển chọn (Đệ Nhất Hoàng Quý Phi - Ô Nhã Thị) là người mà ông yêu thương, tin tưởng nhất, vào trường ứng thí. Vua Tầu dặn dò Quý Phi trước khi lâm trận:
- Dùng thực tài mà thắng được tên Sứ Giả Trạng Quỳnh nước An Nam thì Đại Thanh ta không thể. Nhưng có một cách để thắng hắn dễ dàng, nếu bài thi của nàng ngang điểm bài thi của hắn. Vậy nên khi vào đấu trường, hắn làm thế nào thì nàng cứ làm như vậy là được. Hắn là nam tử Đại Trượng Phu thì dù có hơn nàng là nữ nhi nơi cung cấm chút đỉnh thì An Nam cũng chẳng vẻ vang gì. Bài thi lần này ta ra đề khó hơn chút: - "Ba tiếng trống vẽ xong một đồ vật".
Ô Nhã Thị nghe xong thì õng ẹo:
- Dạ... ! Thần thiếp đã hiểu thánh ý của Hoàng Thượng rồi ạ! Nhất định thần thiếp sẽ tuân chỉ ạ!
Rồi phần tranh tài thi Họa của nước Tầu và nước An Nam đã tới. Sau tiếng trống thứ nhất, Trạng Quỳnh hô lớn:
- Ta đề nghị được cấp một chậu mực và một bản giấy Dó cỡ lớn gấp bốn.
Ô Nhã Thị thấy Trạng Quỳnh hô lên như thế thì nàng cũng hô lên:
- Ta cũng đề nghị được cấp một chậu mực và một bản giấy Dó cỡ lớn gấp bốn.
Lập tức hai thí sinh được cấp hai chậu mực và hai tờ giấy Dó bằng độ phần tư cái chiếu đôi.
Rồi tiếng trống thứ hai kêu lên cái "Rầm" phát, Trạng Quỳnh đứng phắt dậy, tụt quần, ngồi vào chậu mực.
Ô Nhã Thị thấy Trạng Quỳnh đứng phắt dậy, tụt quần, ngồi vào chậu mực thì nàng cũng đứng phắt dậy, tụt quần, ngồi vào chậu mực.
Rồi tiếng trống thứ ba kêu lên cái "Rầm" phát, Trạng Quỳnh đứng phắt dậy, ngồi vào tờ giấy Dó, rồi đứng dậy kéo quần lên.
Ô Nhã Thị thấy Trạng Quỳnh đứng phắt dậy, ngồi vào tờ giấy Dó thì nàng cũng đứng phắt dậy, ngồi vào tờ giấy Dó, rồi đứng dậy kéo quần lên.
Cả trường thi cùng ồ lên một tiếng rồi vỗ tay rầm rầm tán tụng. Nhà Vua nước Tầu ngồi trên ngai vàng, lớn tiếng hỏi vọng xuống:
- Sứ giả nước An Nam đã vẽ được vật gì?
Quỳnh thưa:
- Dạ bẩm Hoàng Thượng, thần vẽ được quả Bí Ngô ạ!
Ô Nhã Thị thấy Trạng Quỳnh trả lời như thế thì nàng cũng nhanh nhảu, õng ẹo tâu lên:
- Dạ bẩm Hoàng Thượng, thần thiếp cũng vẽ được quả Bí Ngô ạ!
Nghe (Hoàng Quý Phi - Ô Nhã Thị) bẩm xong thì Trạng Quỳnh cười vang hô hố giữa trường thi như ma làm và nói rằng:
- Bí Ngôi của Quỳnh có núm, còn Bí Ngô của Hoàng Quý Phi bị thối núm, hay bị chuột gặm tha đi đâu mất rồi! Ha ha... !
Vua nước Tầu đau đớn đứng dậy, nhăn nhó kêu lên:
- Ý Trời... ! Là ý Trời... ! Bí Ngô thối núm làm Đại Thanh ta thua An Nam mất rồi... !
Kể từ đó, hễ cứ nhìn thấy trái cây gì có núm là hắn lên cơn động kinh, lăn đùng ngã ngửa ra đất, giãy dụa, uất ức đến sùi bọt mép. Rồi một lần mân mê cặp Bưởi sắp thành Mướp của Ô Nhã Thị, lúc sờ và nhìn thấy cái núm, hắn đã lên cơn uất ức cực độ, trợn mắt, băng hà.
Cũng từ đó, mọi cái núm trái cây ở nước Tầu bị mang một định kiến oan khiên, nghiệt ngã và đàn bà con gái nước Tầu chẳng ai bảo ai, họ đã tự tìm mọi vật dụng gì đó có thể để mà bao, mà bịt, mà che đi cái núm Bưởi, núm Mướp của mình mỗi khi ra đường vì sợ đàn ông của họ vô tình lên cơn uất ức cực độ... Qua nhiều thế hệ, mẹ bảo con, chị bảo em, "phải che đi cái núm" mà họ đã không giải thích cho nhau biết, phải che núm để làm gì.
Rồi văn hóa Tầu hội nhập văn hóa Ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét