Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

CÂY CÀ ĐỘC DƯỢC - (MẠN ĐÀ HOA)


Một chiều trên thao trường nắng cháy !
Gần chục thằng vô tuyến điện cùng lúc sùi bọt mép. Phát hiện chúng ăn hạt cây cà này. Mình điện về xin chỉ thị tiểu đoàn trưởng. Chú ấy chưa hiểu vấn đề đã quát: - Mày làm chết hết bộ đội của tao rồi !
< Vãi linh hồn với quân lệnh> ... !!! ... Trong lúc chờ cấp cứu. Mình cho bọn hữu tuyến cõng chúng xuống đồi, chạy vào nhà dân xin nước cùng muối trắng, pha rồi đổ cho chúng uống. Chúng đều nôn ra và đã tỉnh... Bị tống tống giam 15 ngày oan ức...
Giờ đi dọc ven đê biển Nghĩa Hưng Nam Định, thấy rất nhiều loại cây cà độc dược. Quan tâm đến nó, bạn hãy vào Gúc gồ mà tướt...
Bách khoa toàn thư thuốc nam y học viết về CÀ ĐỘC DƯỢC thế này:
- Tên khoa học là: Datura metel L., họ Cà (Solanaceae)
- Mô tả: Cây thảo, cao đến 2m, sống hàng năm, phần gốc của thân hóa gỗ. Thân và cành non mầu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc so le, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa to, mọc đứng, thường đơn độc, ít khi xếp từng đôi ở nách lá; đài hoa liền nhau, hình ống, mầu xanh, phía trên có 5 răng; cánh hoa mầu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu dài đến 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thùy; có 5 nhụy dính trên cánh hoa; bầu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, mầu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài, khi chín nở làm 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, mầu nâu nhạt. Mùa hoa quả: tháng 4 đến tháng 11.
- Bộ phận dùng: Lá, hoa (Folium, Flos Daturae)
- Thu hái: Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bắt đầu nở, hái lá bánh tẻ đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khô. Đừng có hái, dùng lá sâu, lá úa.
- Thành phần hóa học: Alcaloid (scopolamin, hyoscyamin, atropin).
- Công năng: Bình suyễn, chỉ khái, chỉ thống.
- Công dụng: Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật. Lá cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng chóng mặt, nôn mửa khi đi tầu, thuyền và máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh tọa, động kinh, lòi rom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm.
CÁCH DÙNG, LIỀU LƯỢNG:
- Thuốc độc bảng A. Dạng cao, bột, cồn để uống. Bột, cao lỏng 1/1 - liều trung bình: 0,1g x 3 lần trong một ngày. Cồn 1/10 - 0,5g x 4 lần trong một ngày.
- Hoa, lá thái nhỏ phơi khô cuốn vào lá hút như hút thuốc lá chữa hen, liều 1 - 1,5g/ ngày.
KIÊNG, KỴ
Đối với lá chống chỉ định cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống.
-----------------------------------------------------------------------
<Tài liệu chỉ mang tính tham khảo - không sử dụng điều trị ngoài ngành Y>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét