Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

TẢN MẠN - NGÀY LỄ TẠ ƠN CỦA NHÀ TỔNG THỐNG

 ======================== (Thứ 5 - tuần thứ tư - tháng 11) ========================

👉 Cứ ngày này hàng năm, ở các nước phương Tây, mọi người đều trở về gia đình, quây quần xum họp bên nhau trong không khí ấm cúng để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa Toàn Năng đã ban cho mình cuộc sống no đủ, an lành và những gì tốt đẹp đã đến trong suốt một năm qua. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại quê hương cùng với anh em bè bạn hàng xóm láng giềng... 3>4 ngày liền. Bữa cơm thân mật thường được tổ chức vào những buổi tối như người Việt mình "cúng cơm mới" mời nhau chung vui và Gà Tây là món bản sắc cổ truyền không thể thiếu...
Thế là ngày hôm nay, hàng triệu con Gà Tây trên khắp địa cầu phải vào lò nướng mà lên bàn nhậu...


👉 Khi ấy, ở nước Mĩ, có gia đình nhà ông tổng thống Lincoln cũng chuẩn bị thịt con Gà Tây làm mâm cơm ăn mừng lễ thì con trai ông ấy là Tad đã cầu xin ông tha mạng cho nó vì Tad cho rằng nó cũng có quyền được sống. Ông Lincoln thấy lời đề nghị của con trai không tệ hại lắm nên chiều lòng nó và làm nghi thức phóng sinh con Gà Tây, rồi đi mua một con Gà Tây "nướng lá Móc Mật Lạng Sơn" ở ngoài tiệm về nhậu.
Các đời tổng thống sau này thấy nhà Lincoln thực hiện nghi thức phóng sinh này hay hay, không tệ hại lắm nên gia đình nào cũng học tập và làm theo tấm gương... "Xá tội một con Gà Tây" rồi "Thịt một con Gà Tây".
👉 Hôm nay cũng vậy:
- Ông Trump bất ngờ họp báo 1 phút, nói về việc chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán nước này vượt ngưỡng 30.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử rồi về nhà thực hiện nghi thức "xá tội" cho con Gà Tây; rồi đưa phu nhân đi Lễ; đi trang trí cây thông Noel; rồi lại đi đánh "Ta lít" với mấy anh em xã hội cho kịp tối về uống rượu cùng lũ bạn học phổ thông với thịt Gà Tây; rồi còn đi hát "ÔKê tay vịn" với mấy thằng đồng ngũ nữa... #MK! Bao việc... ! Lão chẳng để ý gì đến bọn Mồm Loa đang thiết tha la làng chuyển giao quyền lực cho ông Bai-đừn.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Lịch sử thành Jerusalem

Giêrusalem được xem là thành phố thiêng liêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Tư liệu lịch sử cổ Ai Cập đã nói đến Giêrusalem, có từ 3.000 năm trước CN. 

Với người Do Thái giáo, Giêrusalem là nơi Đavít lập thành đô. 

Với người Kitô giáo, Giêrusalem là nơi xảy ra nhiều sự kiện cuối đời của Chúa Giêsu, nhất là biến cố tử nạn phục sinh của Ngài. 

Với người Hồi giáo, Giêrusalem là nơi giáo chủ Mahômét đã đến hành hương, là thánh địa quan trọng của họ sau Mecca và Medina trung tâm của đạo Hồi ở Ả rập Sauđi. 

Giêrusalem, tiếng Do Thái gọi là Yerushalayim, người Ả rập gọi là Al Quds, có nghĩa là thành phố văn hoá đa dạng. Như một trung tâm tôn giáo quan trọng vào thời cổ, thuộc miền Cận Đông, Giêrusalem như ngã tư nơi xảy ra nhiều cuộc tranh chấp. Khảo cổ xác minh điều đó ở những di tích của thành cổ còn sót lại. 

Lịch sử của Thành Thánh là những cuộc chiến tranh, thôn tính, tàn phá và xây dựng lại. Đế quốc Babilon, Batư, Hylạp, La Mã, Byzantine, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Đế Quốc Anh đều đã đặt chân lên Giêrusalem. Có lẽ ít nơi nào trên thế ghi lại chứng kiến sự biến thiên cũng như sự cộng hưởng của nhiều nền văn hóa, tôn giáo như miền đất này. Trong mọi thời kỳ, đền thờ vốn là biểu tượng của Israel vinh quang và nhục nhã, trung thành và phản bội. 

Ba ngàn năm trước CN, Giêrusalem chỉ là vùng đất nhỏ bé. Người Canaan đã đến đó sinh sống, đồng hoá sắc dân bản địa. Họ ở trên vùng đất cao, dùng nguồn nước cạnh Gikhon, nằm giữa hai thung lũng Cedron và Tyropocon. Khoảng năm 2000, dân Amôri chiếm được miền này. Khoảng 1800, họ thành lập thành luỹ ở Giêrusalem, tường thành bao gồm cả đất của dixième dân và chiếm Ôphel ở phía bắc, họ còn đào một đường hầm xuyên qua đá để lấy nước ở suối Gikhon. Vào thế kỷ 14, các bức thư của El Amarna cho biết Giêrusalem lọt vào tay một quân vương tên là AbbiHepa. Sự thống trị của người Canaan kéo dài tới thời Đavít. 

Nằm trên độ cao 800m, bao gồm thành phố mới và thành phố cổ. Thành phố cổ do vua Đavít thành lập và con ông, vua Salomon đã cho kiến thiết một Đền thờ vĩ đại nhất thời bấy giờ, nhưng Đền thờ đã hai lần bị phá huỷ và bị người La mã bình địa năm 70 sau CN. Giêrusalem trải qua một quãng thời gian dài thành nơi linh thiêng của người Kitô giáo, nhưng năm 637 người Ả rập chiếm đóng và Giêrusalem lại thành thánh địa của đạo Hồi, họ tin rằng: chính trên mỏm núi Moriah, Mahomet đã bay về trời, thế là họ cho xây đền thờ Đá (Dome of the Rock). Năm 1099, Thập Tự quân chiếm đóng, Giêrusalem thành một nước thuộc quyền người Kitô giáo và sau cuộc đánh chiếm người Hồi Ottoman 1250 lại đặt dưới sự thống trị người Hồi Ả rập. 

Sau chiến tranh thế giới lần I, năm 1922 Giêrusalem đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh. Năm 1948, người Do Thái về lập quốc, chiến tranh xung đột giữa Israel và Ả rập xảy ra, Liên Hiệp quốc đã phân chia khu Cổ thành Thánh địa Giêrusalem thuộc về xứ Jordanie. Năm 1967, chiến tranh “Sáu ngày” Israel chớp nhoáng chiếm lĩnh khu Cổ thành. Năm 1980, viện Knesset (viện dân biểu) chính thức tuyên bố “thủ đô vĩnh viễn” bất chấp sự phản đối của khối Ả rập. Trong khu vực cổ thành có các bức tường từ thời Thổ Nhĩ Kỳ, những bức tường từ thời Salomon và Herod còn dấu tích và còn nhiều di tích thánh, những vết tích Đền Thánh còn sót lại. Mỗi tôn giáo đều có khu phố riêng: khu vực Kitô giáo nằm về phía Tây Bắc quanh mộ Chúa Giêsu; khu Hồi giáo năm hướng Đông Nam trên thung lũng Cedron.



Salomon xây Đền Thờ 

Thế kỷ thứ 10 trước CN, Đavít lấy Giêrusalem làm trung tâm của nước Do Thái. Ông muốn xây một thành Thánh. Kế nghiệp cha, Salomon đã cho xây dựng một Đền Thánh nguy nga, lộng lẫy. 

Vua Salomon có vàng bạc, đàn gia súc, có mùa màng và lòng kiêu căng nhưng không có vật dụng hảo hạng, thợ lành nghề và ý niệm nghệ thuật xây dựng. Vì vậy ông phải nhờ đến các người Tyrians, họ có đủ tài nguyên cần thiết và quan niệm kiến trúc cơ bản cộng với nghệ thuật của Ai cập và Assyria. 

Trong vòng bảy năm, từ 1013 tới 1006, nhà của Giavê được hoàn thành. Giống như các đền đài Ai Cập, phần căn bản của nó là Pylon hay tiền đường mặc áo, cung thánh ngoại vi hay nơi thiêng liêng, phần bên trong linh thiêng hơn, nơi cực thánh không ai được đặt chân vào ngoại trừ các thượng tế, một năm một lần. Một số các phòng phụ cận dùng vào việc phục dịch đền thờ. Toàn bộ kiến trúc được dẫy cột bao quanh gọi là hành lang có mái. Phần này được hoàn tất muộn về sau. 

Bên dưới Haram của Salomon là các hồ chứa nước dùng cho các nhu cầu của nhân viên phục vụ đền thánh và việc tế lễ. Còn việc tắm rửa thì đã có một bể bằng đồng lớn gọi là “biển đồng” ( the sea ofBronze). Nó bắt chước các chậu tắm của Susa và cuối cùng là cung điện vua thượng vị với hoàng hậu của ông ở. Ông cư ngụ bên cạnh Đức Chúa của mình. 

Như thế, Salomon hoàn thành công trình thật tráng lệ. Các kích thước cùng với hình thể, hoa văn, phù điêu, chữ nghĩa là phổ thông nơi não trạng Ai cập. Chiều kích của từng phần và các chi tiết được trù liệu như các yếu tố của một bài toán mà lời giải là toàn thể kiến trúc. Nền cao bên hông tam giác đều, phía trước là tam giác vuông – mà theo Platô tam giác đẹp nhất, hoàn thiện nhất là tam giác vuông góc các cạnh được đo như sau 3, 4 và 5. 

Việc trang trí gồm có các tấm phù điêu dát vàng theo như thói quen người Babylon. Sàn nhà làm bằng gỗ bá hương và thông già, gồm luôn cả vỉa hè. Các bình thiêng thánh gần như bằng vàng ròng toàn khối. Các bàn lễ vật, các chân đèn, các cánh thiên thần Cherubim khắc bằng gỗ dát vàng. Các dụng cụ tuỳ tùng khác được trang trí hào phóng. 

Dân Israel đã đồng hóa tình yêu đền thánh với lòng sùng mộ Đức Chúa: “Lạy Đức Chúa các đạo binh, cung điện Ngài xiết bao khả ái, mảnh hồn này khát khao mòn mỏi, mong tới được khuôn viên đền vàng. Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng” (Tv 83, 2-3). 

Đất nước chia đôi, lưu đày 

Vương triều của Salomon đến cuối đời thì bị phân chia. Trong số 12 chi tộc Israel chỉ có hai chi tộc – Giuđa và Benjamin – trung thành với nhà vua, còn các chi tộc khác lập một vương quốc mới, vương quốc Israel. Do vậy nước chia làm hai: Giuđa và Israel. Chiến tranh giữa hai nước xảy ra. Miền Bắc bị đế quốc Assyri xâm chiếm vào năm 721. Miền nam Giuđa Bị đế quốc Babilon tàn phá năm 587, Đền Thánh bị thiêu đốt, dân Do Thái phải tha phương cầu thực sống kiếp lưu đày. 

Hồi hương, xây lại đền thờ lần thứ hai. 

Đế quốc Assyri và Babylon bị đế quốc Ba Tư đánh bại. Năm 538, vua Ba Tư là Cyrus hạ chỉ cho phép người Do Thái lưu đầy được hồi hương trở về quê cha đất tổ. Vua Zorobabel xây dựng tạm đền thờ trên đống đổ nát. Nó được đặt trên nền cũ nhưng nhỏ hơn chút ít. Năm 537, Đền thờ bắt đầu được tái thiết nhưng 17 năm ròng rã vẫn chưa xong. Sau cùng, nhờ Khacgai và Giacaria, Đền thờ được hoàn thành, được xây cất theo Đền thờ của Salomon và cùng một kích thước. Năm 445, Nêhêmia xin vua Ba Tư xây dựng lại tường luỹ bảo vệ chung quanh. Ông thực hiện trong một thời gian kỷ lục, hai tháng thì xây xong. 

Đế quốc Hy Lạp, anh em nhà Maccabê. 

Rồi thành Giêrusalem bị đế quốc Hy lạp chiếm. Năm 166-165, một cuộc nổi dậy trong dân Do Thái, ngoài Mattathia còn có anh em nhà ái quốc Maccabê, họ nổi dậy và đã thành công. Tháng 12 năm 165 Giuđa chiếm được Đền thờ, tổ chức lễ Hanmica cũng gọi là lễ Ánh sáng, để nhắc lại ngày tẩy uế và dâng hiến lại Đền thờ cách trọng thể. Cuộc nổi dậy đó không là một sự thành công hoàn toàn nhất là về phương diện tôn giáo. 

Hêrôđê xây đền thờ lần thứ ba. 

Ngôi đền thứ hai tồn tại cho đến khi Pompey của Roma thôn tính Giêrusalem và Hêrôđê cả tự phong mình lên ngôi vua ở thành phố. Ông vua tiếm vị và sát nhân này cho xây lại đền thờ Zorobabel, để hoà giải với dân tộc Do Thái, nhất là giai cấp tư tế và đền bù muôn vàn tội lỗi đã xúc phạm đến dân tộc ấy. Ông cần tới ba năm để thu gom vật liệu cần thiết, và bám sát vào đồ án trước đây, chỉ tôn tạo dấu vết cổ xưa, cố gắng dựng lại cách sắp xếp thuở ban đầu, mặc dù chủ yếu dùng kỹ thuật Hy lạp – Roma. 

Khi mọi sự đã sẵn sàng, Hêrôđê bắt tay vào việc. Mười ngàn thợ tốt được sử dụng dưới sự giám sát của một ngàn tư tế. Chỉ những tư tế này mới được làm việc nơi cung thánh và cực thánh. Trong vòng 18 tháng, phần “Naos” (nơi cực thánh) được hoàn tất và cung hiến. Tám năm nữa để xây dựng tiền đường và hành lang. Nhưng những công việc phụ kéo dài đến thời Agrippa, phỏng năm 64 sau công nguyên nghĩa là cho tới chiều hôm trước ngày lại bị tàn phá.

Xét theo tổng thể, thì ngôi đền Hêrôđê để lại, thể hiện quan niệm kiến trúc tinh tế. Các cột hành lang quay quanh một dinh cơ đồ sộ, cái nọ chồng lên cái kia, gọi là hiên hàng cột mà tuyệt đỉnh là chính cung thánh nằm ngay trên đỉnh đồi.

Coi từ phía xa, và trong nguồn ánh sáng thuận lợi, nó có một hiệu ứng ánh sáng kỳ diệu, tuờng đá cẩm thạch trắng, trang trí vàng bạc giống như một khối tuyết lóng lánh. Nhìn từ phía núi Olivêtê, khi mặt trời mọc nó sáng chói với các mái vòm mạ vàng, các cổng, các hoa văn, các dây leo to tuớng bằng vàng ròng ở cổng chính lấp loáng dưới ánh mặt trời lung linh. Trước quang cảnh rực rỡ đó, lòng khách hành hương không khỏi bùng lên một ngọn lửa kiêu hãnh, thì thầm lời Thánh vịnh: “Tại Sion, cảnh sắc tuyệt vời, Thiên Chúa hiển minh”(Tv 59,2).

Thế nhưng, khi thiên hạ tiến đến từng đoàn lũ từ khắp nơi để tham dự các lễ hội lớn, xô lấn nhau vào cổng, tràn ngập các sân. Khi các tư tế lăng xăng đây đó để chu toàn chức vụ. Khi các tiến sĩ tranh luận lề luật, chung quanh là học trò vãng lai hay thường xuyên. Khi hội đồng Sanhedrin nhóm họp để cân nhắc. Khi các chiên cừu, bò lừa, chiên dê được dẫn qua cổng để làm lễ hiến tế, khi các cùi hủi đến để được tẩy sạch, khi các người chồng lo lắng dẫn vợ tới chịu phép thanh tẩy bằng nước “cay đắng”, khi những người đổi tiền, những lái buôn bồ câu và bánh tiến, thực hiện dịch vụ ồn ào, thì kiến trúc khổng lồ này trở nên náo nhiệt, sống động, diễn tả sức sống của tất cả những thứ mà nó đứng làm tiêu biểu. Lúc ấy toàn bộ nơi chốn uy nghiêm này đầy ắp tiếng lách tách của lửa cháy, tiếng rống của súc vật bị giết, tiếng nói, giọng cười, tiếng chân bước và kèn đồng thúc giục. Đền thờ giống như một “siêu thị”, tấp nập buôn bán, ồn ào náo nhiệt. Điều đó, khiến Chúa Giêsu nổi giận làm một cuộc “thanh tẩy đền thờ” (Ga 2). Khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi. Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo. Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận.Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. 

Đế quốc Lamã phá đền thờ

Đối với người Do Thái, tôn giáo và chính trị là một. Những người kế vị Maccabê quá trần tục, họ tranh dành nhau địa vị, người thì tự xưng là vua: Aristôbôrô I; người tự xưng là Thượng tế: Hátmon. Người Do Thái phản ứng quyết liệt, họ phủ nhận quyền lãnh đạo tôn giáo cũng như chính trị đó. Trong bối cảnh đó, người La mã đã đặt chân đến theo lời mời giảng hoà việc tranh chấp giữa vua và Thượng tế. Dịp này, người La mã tiến vào Giêrusalem, nước Giuđa bị biến thành chư hầu. Hicanô được đặt làm vua Do Thái từ năm 37-4 trước CN, ông cho xây dựng Đền thờ. Dưới sự cai trị của quan tổng trấn La mã, Pônxiô Philatô (ông được hoàng đế Tibêriô bổ nhiệm năm 26, giữ chức vụ 10 năm, rồi bị mất chức năm 36 sau vụ giết hại một số người Samaria vô tội), Chúa Giêsu bị xử tử ở Giêrusalem.

Vào năm 70 sau CN, vị tướng La mã Titus đem đại quân vây hãm thành. Ông ra lệnh không được đốt phá. Một quân nhân như bị thúc đẩy bởi một sức kỳ lạ đã cầm bó đuốc đang cháy ném vào bên trong Đền thờ, lửa bốc cháy nhanh, không chữa được. Sau khi đám cháy tàn lụi, Titus ra lệnh phá huỷ thành và Đền thờ, ngoại trừ, như sử gia Josèphe cho biết, ba lều tháp và một bức tường, để cho hậu lai thấy sự kiên cố của thành bị phá.

Năm 132 vào thời hoàng đế Adrien, ông truyền xây một ngôi chùa thờ thần Jupiter, Giêrusalem gọi là Aelia Capitolina, là một thành chính thức thuộc về La mã. Năm 362, Julius mệnh danh là “người chối đạo” cho phép cũng như giúp mọi phương tiện cho người Do Thái xây lại Đền thờ, nhưng không thành vì khi khởi công có chuyện kỳ lạ là những ngọn lửa từ dưới nền móng bốc lên khiến thợ xây phải bỏ cuộc (sự việc đó đã được các giáo phụ như Grêgôriô Nazianze, Gioan Kim Khẩu và một số sử gia không có đạo sống vào năm 363 như Socrate, Sozomène, Theodoret kể lại). 

Thời vua Constantin.

Năm 333 thời Constantin, người Do Thái được phép đến than vãn chỗ đặt Bàn thờ Toàn thiêu, ông cho phá đền Capitolina, để lộ thiên đồi Golgotha và mồ thánh. Thánh nữ Hêlêna, mẹ hoàng đế đã tìm ra Thánh giá của Chúa Giêsu và hai cây thập giá của hai tên tử tội, Constantin đã cho xây một giáo đường trùm lên khu vực đó.



Nhiều thăng trầm.

Thế kỷ thứ 5, bắt đầu có phong trào người Kitô hữu về hành hương Đất Thánh, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã cho lập nhiều lữ quán để đón tiếp các đoàn hành hương. Năm 614 người Ba Tư chiếm được Giêrusalem, đốt phá các nơi thờ tự, bắt thượng phụ Zacaria và lấy di tích Thập Giá đem theo. Ít lâu sau, Heracliô lấy lại được Thập giá trong tay người Ba Tư (629). Năm 638, người Ả rập chiếm được Giêrusalem, họ cho xây tại chính tâm Đền thờ giáo đường El Apsa, sau đó giáo đường Omar. Kể từ đó, người Do Thái thường đến than khóc tại bức tường Than Khóc. Người Hồi giáo đã chiếm Thánh địa từ lâu, nhưng các chủ nhân Ả rập này tương đối dễ dãi với các tín hữu địa phương và khách hành hương, miễn là nộp thuế cho họ. Hoàng đế Charlemange còn cho xây dựng một đan viện ở núi cây dầu. Nhưng từ năm 1009, vua Hakim phá Mồ Thánh. Năm 1071, Hồi giáo Ả Rập gốc Thổ Nhĩ Kì phá huỷ, bôi nhọ những nơi thánh thiêng nhất của Kitô giáo cũng như cản trản những đoàn hành hương Thánh địa.

Một cuộc chiến tranh mới xảy ra: chiến tranh của lòng tin. Bấy giờ, vua La mã, Alexius Commecus thỉnh ý Đức Giáo hoàng Urban II. Giáo hoàng cho triệu công nghị ở Clermont nước Pháp, người kêu mời mọi người sẵn sàng lên đường bảo vệ đức tin. Trước lời hiệu triệu vừa hùng hồn vừa thống thiết của Đức Giáo hoàng, như ngọn lửa nhiệt thành bốc cháy, mọi người từ tu sĩ, tín hữu la lên: “Chúa sẽ phù trợ”. Đạo binh Thánh giá không phải là quân đội có tổ chức mà là sự tập trung ô hợp, nhưng không vì thế mà không có người lãnh đạo. Một đội quân mà thành phần là: tu sĩ, hiệp sĩ, nhà quý tộc, binh lính, nông dân, người buôn bán, có cả trẻ em.. Họ tin rằng họ thắng chỉ vì có Chúa độ trì… năm 1096, đoàn quân thứ nhất lãnh đạo của Godfrey of Bouillon đa phần là hiệp sĩ và những nhà quí tộc. Sau chín tháng ở Antioch…Tháng 6 năm 1099 họ bắt đầu vào Giêrusalem vào ngày 15/07/1099 họ chiếm được Giêrusalem. Khi tiến vào Mồ thánh họ đi bộ, đầu để trần, đến nơi họ quì gối rồi hôn phần đất mà Chúa Giêsu chịu chết. Họ cho xây các thánh đường mới, trong đó có thánh đường Mồ thánh, nhà Tiệc ly…

Năm 1187, Saladin chiếm được Giêrusalem. Năm 1516, lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào năm 1540, Soliman II cho xây một tường luỹ ở phía Bắc chạy dọc theo tường luỹ của Agrippa, còn phía Nam nơi từ tường thành phía nam Đền thờ chạy dài đến phía bắc Nhà Tiệc Ly. Đó là bức thành hiện có và cũng từ đó bắt đầu thời suy tàn…

Giêrusalem bây giờ được phân chia thành hai phần rõ rệt. Phần ngoại thành được xây cất hiện đại, với những cơ quan đầu nảo của chính phủ Dothái. Phần Cổ Thành, nằm trong bức tường đá cổ xưa, với các nơi thánh đối với Kitô giáo, cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo. 

LƯU ĐÀY – HỒI HƯƠNG – DO THÁI GIÁO

I- LƯU ĐÀY

1- Mất nước

          Các vua Israel và Giuđa đưa dân chúng vào con đường phản bội lại Giao Ước với Thiên Chúa, thờ ngẫu tượng, luân lý suy đồi. Những lời Thiên Chúa nhắc nhở, dạy dỗ qua các ngôn sứ đều vô ích. Cơn bệnh đã đến độ trầm trọng, vì vậy mà cuối cùng Thiên Chúa phải dùng đến một ‘liều thuốc mạnh’ là cuộc lưu đày.

          Năm -722 tcn, sau ba năm vây hãm, Vua Sargon II nước Assyri đã chiếm được thủ đô Samari của Israel. Vua bắt những thành phần ưu tú của Israel đi lưu đày, rồi lại đưa những dân khác đến cư ngụ. Họ sống chung với những người Israel còn được ở lại, từ sinh hoạt chung đó phát sinh một thứ tôn giáo pha trộn, không còn tinh tuyền nữa. Vì vậy mà sau này người Do thái rất ghét và khinh bỉ người Samari, coi họ là dân lai căng và lạc đạo.

          Tuy có chậm hơn nhưng rồi Miền Nam-Giuđa cũng không thoát khỏi số phận Miền Bắc. Sau hơn ba trăm năn thống trị, đế quốc Assyri (Ninivê) cũng đến ngày suy tàn để nhường chỗ cho một khuôn mặt mới là đế quốc Babylon của vua Nabucôđônoso. Năm -598 tcn, Nabucôđônoso đã bắt vua Giuđa và một số người ưu tú sang Babylon. Đến năm -587 tcn, Nabucôđônoso phá huỷ bình địa Giêrusalem và đền thờ, bắt nhiều người đi lưu đày sang Babylon.

2- Thử thách

          Khoảng 30 đến 50 ngàn người Giuđa phải đi lưu đày. Họ phải chịu nhiều thử thách nặng nề :

§   Đau khổ thể xác : đi bộ cả ngàn cây số, cuộc sống sống thiếu thốn và công việc cực nhọc nơi lưu đày …

§   Đau khổ tinh thần : họ bị thử thách về đức tin. Hoàn cảnh đặt ra cho họ những câu hỏi nhức nhối : Có Chúa Giavê thật không ? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, thành thánh Giêrusalem và Đền thờ bị tàn phá như vậy ? Hay là thần Marduk của Babylon mạnh hơn Giavê ? Giavê có còn nhớ Lời Hứa hay đã huỷ bỏ Giao Ước rồi ? …

          Tuy nhiên, trong kế hoạch của Thiên Chúa thì cuộc lưu đày không phải là ‘viên thuốc độc’ mà là ‘viên thuốc đắng’ mà Thiên Chúa phải dùng đến để chữa trị ‘chứng bệnh nan y’ của dân Người. Như thời các Thủ Lãnh, một lần nữa, khi lâm cảnh đau khổ và tai hoạ, người ta mới nhận ra hậu quả ghê gớm do tội lỗi của họ đã gây ra. Tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Tội làm cho họ tách lìa khỏi tình yêu Thiên Chúa. Chính họ đã tự đẩy mình ra xa khỏi Thiên Chúa, đánh mất hạnh phúc của mình.

3- Canh tân

Nhờ sống ở chốn lưu đày mà dân Chúa đã học biết đổi mới đời sống :

  • Khi không còn đền thờ và lễ vật bên ngoài, bấy giờ người ta mới hiểu của lễ mà họ có thể dâng là chính bản thân, chính đời sống của mình. Điều đó quan trọng hơn các nghi lễ và hình thức phô trương ồn ào bên ngoài mà không có lòng thành (đạo hình thức).
  • Tế lễ bản thân có nghĩa là sống thánh thiện theo đường lối Chúa, làm lành lánh dữ.
  • Sự gia tăng đời sống thánh thiện thúc đẩy người ta chăm chỉ học hỏi Lời Chúa : nghiên cứu Lề Luật (Tôrah-Ngũ Kinh) và lời các Ngôn sứ.

4- Sự đóng góp của các ngôn sứ trong thời lưu đày

Trong thời gian lưu đày Chúa đã dùng các ngôn sứ để thanh tẩy dân Chúa :

a- Ngôn sứ Êgiêkien là người nói lên những lời an ủi và giúp cho dân giữ vững tinh thần. Ông nhấn mạnh đến 3 điểm :

j Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, Người không bị ràng buộc chỉ ở Giêrusalem mà thôi, Người luôn hiện diện ở giữa dân, ngay trên đất lưu đày (Êd 1) .

k Trách nhiệm cá nhân : mỗi người phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm, ai làm lành sẽ được thưởng, ai làm ác sẽ bị phạt. (Êd 18, 19-24).

ƒ Sẽ có một cuộc Xuất hành mới. Chính Chúa là Mục tử dẫn dân ra khỏi Babylon về quê hương (Êd 34) và dân Chúa được phục hồi (Êd 36-37).

b- Ngôn sứ Isaia Đệ Nhị (Người môn đệ của Isaia, x.Is 40-55)

Ngôn sứ Isaia đã chết trước thời lưu đày (theo truyền thuyết thì Isaia đã bị vua Mơnassê đã cưa đôi), người môn đệ của ông tiếp tục loan báo việc Thiên Chúa sẽ đổi mới và khôi phục Israel để nâng đỡ tinh thần dân lưu đày. Vì vậy sách Is 40-55 được gọi là “Sách An Ủi”. Trong đó có 4 đoạn thơ nổi tiếng có đầu đề : “Những bài ca của Người Tôi Tớ” (Is 421-4, Is 491-6, Is 504-9, Is 5213-5312) tiên báo về Đấng Cứu Thế sẽ phải chịu nhiều đau khổ, chịu chết để xoá tội lỗi của dân và được Thiên Chúa tôn vinh.

II. HỒI HƯƠNG

1- Chiếu chỉ của vua Kyrô

Sau thời Nabucôđônoso (604-552), đế quốc Babylon bắt đầu suy thoái và tan rã, nhường chỗ cho đế quốc Ba Tư của vua Kyrô. Năm -539 vua Kyrô chiếm được thành Babylon và sau đó mở rộng đế quốc đến tận Ai Cập.

Vua Kyrô tôn trọng phong tục của những dân mà ông đã chinh phục, ông có một chính sách rộng rãi về mặt tôn giáo : công nhận và khuyến khích tôn giáo của các dân dưới quyền cai trị của mình. Vì vậy mà năm -538 ông ra chiếu chỉ cho phép người Do Thái ở Babylon được hồi hương. Đồng thời vua cho trả lại những vật dụng quí giá mà Nabucôđônoso đã lấy của Đền Thờ Giêrusalem và còn ra lệnh xuất tiền công khố để đài thọ phí tổn xây lại Đền Thờ. Isaia Đệ Nhị đã không ngần ngại gọi Kyrô là “Đấng Được Xức Dầu Của Thiên Chúa” (451) và là “Mục Tử Của Thiên Chúa” (4428), là người được Chúa chọn để cứu Dân Chúa.

2- Tái thiết Giêrusalem (x.Ét-ra)

a- Xây Đền Thờ :

Năm 537tcn, người Do Thái trở về xứ Giuđa, lập cư tại Giêrusalem và vùng phụ cận, xây cất nhà cửa và khởi công tái thiết Đền Thờ. Họ đã gặp nhiều trở ngại do đời sống khó khăn thiếu thốn, thêm vào đó họ còn bị người Samari gây cản trở và phá hoại. Sự kình địch giữa người Do Thái và người Samari bắt đầu từ đây và còn kéo dài về sau mà chúng ta sẽ đọc thấy trong thời Chúa Giêsu (Lc 9,51-55; Ga 4,9).

Phải đợi đến năm 520tcn (17 năm sau khi hồi hương), nhờ có hai ngôn sứ Khácgai và Dacaria kêu gọi, khích lệ, dân chúng mới lấy lại niềm phấn khởi đã mất để bắt tay vào việc xây dựng lại Đền Thờ dưới sự chỉ huy của quan khâm sai Dơrôbaben (Dơ-rúp-ba-ven) và thượng tế Giôsua (x.Kg 1-2 và Dcr 1-8).

Năm năm sau đó (năm -515), Đền thờ được hoàn tất theo hoạ đồ và kích thước của Đền Thờ mà Salomon đã xây. Tuy không còn Khám Giao Ước nữa nhưng chắn chắn Thiên Chúa vẫn công nhận Đền Thờ này như là nhà của Người ở trần thế để Dân Chúa có thể có nơi cử hành việc phụng thờ, gặp gỡ Người qua việc tế lễ và cầu nguyện.

b- Xây tường thành Giêrusalem

Ông Nêhêmia là một người Do Thái được làm quan trong triều đình vua Ba tư. Năm 445 tcn ông xin nhà vua cho phép ông về Giêrusalem để xây lại tường thành. Chỉ trong vòng hai tháng người Do Thái đã xây xong công trình này. Họ vừa phải làm việc vừa phải chiến đấu chống lại những người Samari và Ammon đến quấy phá cản trở, vừa là thợ xây vừa là chiến sĩ.

Ông Nêhêmia còn có công cải tổ và củng cố việc điều hành tổ chức đời sống xã hội cho người Do Thái tốt đẹp hơn.

c- Phục hồi về mặt tôn giáo :

Song song với với công cuộc phục hưng xứ sở là việc nâng cao đời sống thiêng liêng. Là một người thuộc dòng dõi tư tế và thông thạo lề luật, ông Ét-ra đã có công củng cố cộng đoàn về mặt tôn giáo : 

  • Bắt người Do Thái phải bỏ những người vợ ngoại đạo cùng với việc thờ cúng tà thần dân ngoại.
  • Công bố sách Luật Môsê cho dân chúng học hỏi và tuân giữ. (x.Er 8-9)

III. DO THÁI GIÁO (x.Er 8-9)

1- Do Thái Giáo sau thời lưu đầy :

Sau thời lưu lưu đày, người Do Thái chú ý đến việc học hỏi Sách Thánh : Lề Luật và lời các Ngôn sứ. (Sách Luật được gọi là Torah, tức là Ngũ Kinh : Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.)

Luật Chúa không những hướng dẫn đời sống đạo mà còn chi phối mọi sinh hoạt xã hội. Luật quốc gia lệ thuộc vào luật đạo. Vì thế mà các luật sĩ và kinh sư (rabbi) có một vai trò quan trọng và địa vị quan trọng trong xã hội Do Thái; các hội đường rất được kính trọng vì là nơi giảng dạy Sách Thánh. Vị thượng tế ở Giêrusalem nắm quyền điều hành cả phần đạo lẫn phần đời.

Như vậy, trên nguyên tắc vua Ba Tư vẫn bổ nhiệm quan cai trị, nhưng trong thực tế vị Thượng tế mới là người thay thế nhà vua nắm quyền điều khiển. Luật quốc gia và luật tôn giáo thống nhất là một trong tay vị thượng tế. Hình thức này còn kéo dài cho đến khi dân Do Thái lại một lần nữa bị mất nước (quân Rôma tiêu huỷ Giêrusalem năm 70 scn).

2- Lệ thuộc Hy Lạp và Rôma :

a- Thời Hy Lạp (336-63tcn)

Đế quốc Ba Tư suy tàn nhường chỗ cho đế quốc Hy Lạp rộng lớn của Alexandre Đại Đế, vùng đất nhỏ bé Palestine lại đổi chủ. Theo tinh thần của Aristote, Alexandre chủ trương một thế giới đại đồng, mọi người đều là anh em, và ông đã quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy. Đáng tiếc là ông đã chết sớm vào năm 32 tuổi, triều đại của ông chỉ được 13 năm (336-324)). Lý tưởng phổ quát của ông là một thuận lợi dọn đường cho việc phổ biến Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô sau này cho hết mọi người.

Thời các vua Ptôlêmê (301-198 tcn):

Khi Alexandre chết, các tướng lãnh của ông phân chia đế quốc làm bốn phần. Dòng họ Ptôlêmê cai trị Vùng Ai Cập và Palestine với một pháp luật hiền hoà, dân Do Thái vẫn được tự do tôn giáo. Trong thời kỳ này một cộng đoàn người Do Thái ở Alexandria (Ai Cập) đã dịch Thánh Kinh Cựu Ước từ tiếng Hipri ra tiếng Hy Lạp để dễ phổ biến cho các cộng đoàn dân Do Thái đang sống trong môi trường văn hoá Hy Lạp. Bản văn này được gọi là bản “Thánh Kinh Bảy Mươi” (tương truyền là do 70 vị Rabbi dịch ra).

 

Thời các vua Sơlucô :

Năm 198 tcn., vua Antiôcô III thuộc dòng họ Sơlucô (cai trị vùng Babylon) chiến thắng Ptôlêmê. Vua Antiôcô IV (175-164) bắt dân Do Thái bỏ đạo để thờ các thần Hy Lạp, cuộc bách hại diễn ra khắc nghiệt : huỷ bỏ luật Môsê, cấm tế lễ cho Chúa, cướp phá Đền Thờ Giêrusalem, đem tượng thần Zéus của Hy Lạp đặt trên bàn thờ làm ô uế nơi thánh (năm 167).

Cuộc kháng chiến của anh em Macabê :

Một năm sau khi Đền Thờ bị Antiôcô làm ô uế, tư tế Mat-ta-thy-a đứng lên khởi nghĩa. Người con trai thứ ba của ông, vị tướng tài ba nổi tiếng nhất, tên là Giuđa và có biệt hiệu Macabê (nghĩa là “Cái Búa”). Những chiến công của anh em Macabê được ghi lại trong hai quyển sách mang tên Macabê. Sách Đaniel cũng được viết ra trong thời kỳ này để nâng đỡ ý chí kháng chiến của người Do Thái. Cuộc khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng. Tháng 12 năm 165 tcn, ông Giuđa chiếm lại được Đền Thờ và tổ chức lễ Hannukah, tức là lễ Ánh Sáng để Thanh Tẩy và Cung Hiến Đền thờ.

b- Thời lệ thuộc Rôma :

Nền độc lập của do Thái không được lâu. Dòng họ Macabê lập nên triều đại Hasmônê, nhưng triều đại này chỉ được năm đời. Năm 67 tcn., hai anh em là Hycarnô và Aristôbôlô tranh giành quyền lực. Hycarnô đã cầu viện quân Roma. Chụp lấy thời cơ, tướng Pompê có lý do để đem quân đến. Năm 63 tcn, Pompê đã chiếm được Giêrusalem và bắt dân Do Thái phải làm chư hầu. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những phong trào phản kháng : Pharisiêu, Sađốc, Hassiđim, Essêni.

Năm 48 tcn, tướng Cêsar thắng Pompê, Cêsar đặt Antipater làm tổng trấn xứ Giuđêa. Có nhiều tranh chấp đẫm máu xảy ra nhưng cuối cùng người con của Antipater là Hêrôđê được hoàng đế Roma (Antonius) đặt làm vua người Do Thái năm 41 tcn.

Năm 20 tcn, Hêrôđê muốn lấy lòng người Do Thái nên đã đứng ra tu sửa Đền thờ Giêrusalem cho thật nguy nga tráng lệ. Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh dưới thời vị vua độc ác này.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

NGÀY ĐÀN ÔNG

======================================= "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" https://kenh14.vn/goc-ton-thuong-hom-nay-la-ngay-quoc-te...

=============================


Lịch sử tiến hóa loài người từ tạo thiên lập địa đến nay đã khẳng định vai trò vị thế của một thằng ĐÀN ÔNG trong gia đình và ngoài xã hội hiển nhiên tồn tại qua những tiến bộ về giải phẫu sinh lý, cùng nhiều những chỉ số IQ đo được để mà đánh giá ĐÀN ÔNG là đẳng cấp; là thủ lĩnh; là trên trướng ĐÀN BÀ.
👉 Thượng Đế sinh ra ĐÀN ÔNG.
Ngài bắt ĐÀN ÔNG mang lấy thiên nghiệp làm lụng vất vả cầy bừa dưới cả ánh sáng mặt trời lẫn trong màn đêm u tối để mà yêu thương, để mà bảo vệ trở che cho ĐÀN BÀ tới ngày răng sâu, tóc rụng trên đầu chuyển mầu bàng bạc...
Cho nên:
Từ trước đến đây, từ xưa đến rầy: - ĐÀN ÔNG tôn chỉ trưởng thành theo cương lĩnh “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”mà ngự trị như ông Kễnh suốt đời trên thân xác ĐÀN BÀ và không bao giờ bị ngã ngựa.
Duy nhất một lần, ĐÀN BÀ "sướng quá hóa rồ", ấy là vào tháng 8 ngày mồng 3 của một năm khí gió xa xưa nào đó. Những người ĐÀN BÀ đã rủ nhau "vùng lên" đòi đảm nhiệm cái vai trò vị thế của ĐÀN ÔNG cho nó "ngang phân"; cho nó tăng phần ham hố...
Vì yêu ĐÀN BÀ, chiều ĐÀN BÀ... ĐÀN ÔNG đã vui lòng nhường nhịn.
Và chỉ sau một ngày, cuộc khởi nghĩa của những người ĐÀN BÀ đã tan thành mây khói đi vào dĩ vãng, bởi họ đã không thể vất vả cầy bừa... và ĐÀN BÀ lại còn không thể nào vừa đi vừa đái vẽ Rồng trên đầu những lá cây ngọn cỏ như là ĐÀN ÔNG.
👉 Nay, dương gian sang tiết thời thổ tả.
Giới Gay, dân Sodome... cùng các thể Thái giám liên lục địa cầu đau lòng sáng suốt chọn ngày "TOI LET" để mà vinh danh thành tựu của giới ĐÀN ÔNG không phải là ĐÀN BÀ trên mặt đất này mà Chúc mừng Chúc mừng và Chúc mừng ... !
- Vậy kính báo để các bác nào là ĐÀN ÔNG, thích hân hoan chào đón ngày này thì #chàođón, #chàođón và nhiệt liệt mà #chàođón.
Nhà cháu ngày nào cũng chỉ thích rượu ngon và gái đẹp nên quyết #khôngmàng, #khôngmàng#khôngmàng.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

CÔ-VÍT-VAI-JỚT

Dịch dã tan dần ông Giáo ơi!
Khắp nơi đang chuyển động chơi vơi
Cô gái thôn quê còn ngơ ngẩn.
Lưu luyến xốn xang mùa ngoại tình.

Làng Phây cũng ngàn ngàn thơ phú.
Chú Khách nhà bên mải diễn trò.
Lũ Bò hạ giá máy xét nghiệm
Chị Ba Vàng cúng dường miệt mài.

Giá thịt lợn rớt trên đài báo.
Gói hỗ trợ nghèo lơ lửng ở ti vi.
Dân buôn khẩu trang chập chờn thu nhập
Em Ca ve rục rịch sửa đồ nghề.

Ba lô trữu nặng tình ta khoác
Lên đường đi thơ thẩn lại về.
Tiền đồ Cô Vít mù như khói
Bụng đói cơm, đầu gối co ro.


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA MỘT CON RẬN

(Phỏng theo #Nhai-dép-lốp)

Ngày xửa ngày xưa, ở thủ đô Ba-ji nước Fáp, có một con Rận sống ẩn dật cô quạnh trong tận cùng kín đáo trên cơ thể của một nàng ca sĩ trẻ đẹp. Nơi thâm sơn cùng cốc như vậy, nó luôn cảm thấy bất bình vì thi thoảng bị quấy rầy.

Một hôm, trong tâm trạng bất bình như vậy, con Rận đã nhảy lên bám vào một trong những ngón tay đang nhè nhẹ luồn vào nơi ẩn náu của nó để gãi gãi những vết ngứa do nó gây ra. Trong cơn cáu giận, con Rận đã cắn chặt vào ngón tay nàng ca sĩ, quyết không chịu rời bỏ.
Cuộc phiêu lưu bất ngờ của nó bắt đầu chỉ một lúc sau, khi có một quý ông nghiêng mình trân trọng cầm và hôn lên bàn tay của nàng ca sĩ (bàn tay mà con Rận đang bám). Con Rận đã chớp lấy cơ hội vàng, nó ẩn mình ngay vào rừng râu rậm quý hóa của quý ông mồm rộng, răng thưa, râu dài, tóc dựng ngược đáng kính đó.
Cuộc sống mới của con Rận bắt đầu như một giấc mơ. Nó cảm nhận được sự sung sướng khi nhìn thấy vẻ thành kính, ngưỡng mộ của mọi người hướng về phía nó (tức là về phía quý ông rậm râu đáng kính). Lần đầu tiên trong đời, con Rận mới biết thế nào là men say của quyền thế khi thấy mọi người răm rắp làm theo từng lời nói đầy uy lực phát ra từ cái mồm mà nó đang bám vào. Lần đầu tiên trong đời, con Rận mới được biết, qua những lời nói vàng ngọc phát ra từ nơi nó đang sinh sống, những bài học rất cao thượng, những khái niệm rất cao siêu về những giá trị rất cao cả của cuộc sống. Và con Rận bắt đầu mơ đến một lúc nào đó nó cũng sẽ được giải quyết khâu oai, được người đời ngưỡng mộ khối học thức uyên thâm, được trở nên thánh thiện... như ông NGƯỜI – mồm rộng, răng thưa, râu dài tóc dựng ngược này…
Say sưa với những điều mới mẻ, con Rận ngủ thiếp đi…
Bỗng có những tiếng sồn sột, sồn sột, những rung lắc dữ dội làm nó thức dậy. Vươn vai, Rận định bụng đi dạo một vòng để khám phá tiếp những điều mới lạ sau bộ râu rậm rạp của quý ông đáng kính. Nhưng con Rận đứng chết trân. Nó dụi mắt, lần 1, lần 2, rồi lần 3… Nó cấu vào đùi mình xem nó tỉnh hay mê. Điều kỳ lạ bậc nhất từ khi cha sinh mẹ đẻ tới giờ nó chưa bao giờ từng gặp, đang hiển hiện rõ mồn một, như không thể rõ ràng hơn: Nó lại thấy mình về ở nơi xưa chốn cũ, nơi thâm sơn cùng cốc ẩm mốc bốc mùi quen thuộc mà nó cứ tưởng đã được quên đi từ khi bước chân vào cuộc phiêu lưu kỳ thú, đó chính là nơi tận cùng kín đáo trên cơ thể của nàng ca sĩ ... !!! ...
Cho đến bây giờ, khi chuyện xưa đã xa lơ xa lắc, nó vẫn không tài nào hiểu ra được chuyện khí gió thổ tả gì đã xảy ra. #Quệnmáđời.


Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

VÉT MÁNG ĐẠI PHÁP

<Phỏng theo #Nhaidéplốp>

Tuyết Bà Bà xuống núi, "bắt" được một "chú Phi công trẻ" tâm đầu ý hợp liền đưa ngay về rừng sâu tu luyện bộ môn "Hấp Tinh Đại Pháp".


Ban đầu, anh chàng này rất thẹn thùng, còn Tuyết Bà Bà thì muốn được bạn trai hôn hít ngay, nhưng mắc cỡ bèn nói:

- Ôi! Má em tự nhiên đau quá anh ơi... !
Chàng phi công trẻ thấy vậy, hiểu ý Tuyết Bà Bà muốn gì nên hôn vào má nàng già đánh chụt phát rồi hỏi:
- Em thấy thế nào? Đã đỡ đau chưa... ?
- Úi! Hết đau rồi, anh thật tài giỏi, hay quá anh ơi !
Ít phút sau trôi qua trong im lặng... Để phá tan bầu không khí âm u giữa hoang vu núi rừng và muốn tận hưởng phút giây thần tiên liên miên nên Tuyết Bà Bà lại rên lên:
- Ôi! Cái ngực của em, nó đau quá anh ơi... !
Chàng Phi công trẻ không ngại ngần gì nữa, liền ôm ghì lấy Tuyết Bà Bà, hôn lấy hôn để lên dàn ngực mới bơm đầy khí gió Silicone của nàng rồi hỏi:
- Còn đau không em ?
Tuyết Bà Bà e thẹn con ngan già:
Úi! Hết đau rồi, anh thật tài giỏi, đôi môi của anh thần kỳ quá đi !
Ít phút sau trôi qua trong lặng lẽ... Để phá tan bầu không khí hoang vu giữa "rừng đêm trên đỉnh sầu" và tận hưởng phút giây thần tiên rũ rượi triền miên trên triền dốc, Tuyết Bà Bà lại rên lên :
Ôi! Em bị Trĩ với Giang mai... Đau quá anh ơi... !
Lúc này thì đồng chí (Thất phu
Quang
Lùn) nãy giờ đứng nấp sau bụi rậm quan sát, hắn không thể chịu đựng được nữa, tay cầm cây Rìu sát thủ của mụ phù thủy ban tặng cho năm xưa, nhẩy bổ ra, mắt trợn lên, giọng gằn xuống:
- Hỡi chàng trai có đôi môi thần kỳ, riêng Trĩ với Hoa Liễu Giang Mai thì mày tuổi Tý... Để Tuyết Bà Bà lại ngay cho ông điều trị rồi phắn mau xuống núi, ông nện cho mày một Rìu bây giờ...

CHUYỆN CON RẮN

 

Một con rắn băng qua đường và bị chiếc xe máy của hai tên cẩu tặc cán qua lưng. Nó quằn quại, đau đớn với vết thương và cầu cứu sự giúp đỡ của người qua đường.
Con rắn gặp người nông dân, nó cầu xin ông giúp đỡ mà nói:
- Hãy rủ lòng từ bi cứu tôi... ???
Người nông dân đáp lại lạnh lùng:
- Cứu cái loại vô ơn như mày để tao lên ban thờ ăn chuối cả nải à... ? Xin lỗi mày... ! Chuyện "Ông nông dân và cụ tổ nhà mày" tao đây nghe kể từ thời cổ tích nhá... ! - Nằm đấy chờ chết đi con.
Nói đoạn, bác nông dân vác cuốc, bước vội xuống đồng.
Con rắn vô cùng thất vọng, thì lúc đó, lại có một bà buôn đồng nát đạp xe đi ngang qua. Nó cũng cầu xin bà ta cứu nó. Nhưng người buôn đồng nát cũng trả lời con rắn rất vô tình, nghiệt ngã:
- Cứu cái loại vô ơn như mày để tao xuống âm phủ, gặp ông Cụ, đoàn tụ sớm à... ? Xin lỗi mày... ! Chuyện "Lão thương gia với cụ Tổ nhà mày" bà đây thuộc lòng từ thời cổ tích nhá... ! - Nằm đấy chờ chết đi con.
Nói đoạn, bà đồng nát liền cất tiếng rao "Ai đồng lát dép dách bán đơi... !".
Con rắn càng lúc càng đau đớn thất vọng vô cùng, nó thầm nhủ: - Mình phải gắng chịu đựng; phải kiên nhẫn sử "bài Lợi Lộc" của cụ Tổ để lại; phải lừa lũ người tham lam này bằng được thì may ra mới giữ được tính mạng. Số mình không thể tận ở đây. Cụ Tổ có linh thì về cứu giúp con... vv...&...mm.
Bất ngờ, lúc này anh Chí nhà ta cũng dặt dẹo đi đâu đó ngang qua. Nó cầu xin anh Chí mà nói:
- Kính chào người anh hùng Chí đại hiệp sĩ. Món hời trước mắt xin ngài đừng bỏ qua.
Anh Chí ngật ngưỡng, khật khưỡng, gầm gừ:
- Bỏ qua là bỏ qua thế #đél nào được. Hời dư lào, mày lói thử tao nghe... ?
Con rắn liền nói:
- Tôi đã ra nông nỗi này thì không còn mong gì được sống. Chỉ tiếc tấm da này, không làm được lợi cho ai.
Anh Chí nhăn mặt đớp lời:
- Lợi cho tao, nhưng da của mày rách #cmn rầu thì "bán ai mua ?".
Con rắn bèn nói:
- Ông chỉ cần mang tôi về, băng bó cho đến khi tấm da của tôi lành lại thì ông có thể lấy da tôi đem bán cho thằng Lý Cường làm ví. Nọc độc và mật của tôi khi ấy ông có thể bán cho lão Bá Kiến lấy tiền uống rượu, nuôi mụ Ba nhà lão ấy nữa vì chúng rất quý. Nhưng ông phải lấy lúc tôi khỏe mạnh thì mới có giá.
Mắt anh Chí sáng lên:
- Mày vừa phọt cái từ gì (Rượu; Rượu) ở mồm ra đấy, mày nói lại ông nghe cáy... ?
Và không để con rắn trình bầy gì thêm, anh Chí liền đập cái vỏ chai nhựa xuống đường cho gió thổi lăn lông lốc rồi gằn giọng:
- (Mẹ cha con Nở...) Tiền ít hay tiền nhiều thì ông mày cũng chỉ để uống Rượu thôi nhá... !; (Mẹ cha con mụ Ba nhà thằng cha Bá Kiến...) Tiền ít hay tiền nhiều thì ông cũng chỉ để vỗ cho mày béo sưng béo xỉa lên thôi nhá... ! Da con này rách hay lành thì cũng #đél liên quan gì đến món xào sả ớt của con Nở Vũ Đại đâu nhá... ! Thịt với xương con này dẫu có nát hay tan thì cũng #đél ảnh hưởng đến món cháo hành ninh nhừ của con Nở Vũ Đại đâu nhá... ! Kể cả nọc độc với mật của mày dù yếu hay khỏe thì ông cứ pha thẳng vào rượu rồi gọi lũ bạn đến nhậu cho ló phê nhá... ! (Mẹ cha con Nở...) Lừa thế #đél nào được bố... (Mẹ cha con Nở... à quên con Tỵ).