Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Bệnh tổ đỉa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đang mắc phải bệnh tổ đỉa và bạn quan tâm đến cách chữa trị dứt điểm hiệu quả, bạn có nhu cầu tìm hiểu về bệnh tổ đỉa, nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng, bài viết này sẽ trang bị cho bạn kiến thức chi tiết về căn bệnh ngoài da này.
Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau
Nguyên nhân bệnh tổ đỉa rất đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.

Biểu hiện bệnh tổ đỉa
Bệnh biểu hiện với sang thương là mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên – mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân. Bệnh tổ đỉa không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân. Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 – 2mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh. Kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa
– Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.
– Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
– Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.
– Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.

Bệnh tổ đỉa được các thày thuốc ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.

- Cũng như eczema, bệnh tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

– Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v…
– Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn.
– Dị ứng với nấm kẽ chân.
– Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.
- Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:

• Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…
• Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…
• Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)
• Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…

Điều trị bệnh tổ đỉa
Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.
Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).
– Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.
– Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.
– Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Điều trị tại chỗ
– Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.
– Chấm thuốc BSI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.
– Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.
– Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.

Điều trị toàn thân
– Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…
– Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
– Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.

Bệnh tổ đĩa ở ngón tay
Bệnh tổ đĩa ở ngón tay hiện nay là một căn bệnh rất phổ biến, nhất là ở các bạn nữ. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các bạn và cũng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, gây cho các bạn sự mất tự tin rất lớn.
Sau một thời gian dài bị bệnh, các bạn cũng tìm hiểu nhiều và biết được căn bệnh này vô cùng khó chữa vì vậy khi chữa bệnh các bạn cần kiên trì và nghiêm túc thực hiện việc kiêng một vài món ăn gây kích ứng mạnh như hải sản, thịt gà và các thức ăn lên men trong quá trình điều trị bệnh tổ đĩa ở ngón tay.
Đối với các bạn nữ thường không tránh được việc phải làm việc nhà, tiếp xúc với xà bông rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp lau nhà cửa … do đó các bạn cũng nên trang bị bao tay đầy đủ để tránh tiếp xúc trực tiếp với da tay làm bệnh nặng thêm.
Trường hợp những bạn bị kích ứng với các yếu tố bên ngoài như ở môi trường làm việc thường xuyên bụi bặm, dơ bẩn hoặc các bạn bị dị ứng với lông chó mèo thì cũng rất cần thiết cách ly với môi trường đó trong thời gian đang chữa bệnh và sau đó vài tháng.
Ngoài ra, để tăng sức khỏe của da các bạn cũng cần bổ sung vitamin B để giúp da nhanh chóng phục hồi. Việc bổ sung vitamin B như thế nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, không nên tự ý mua về uống để tránh trường hợp uống quá liều. Và điều quan trọng là chỉ nên bổ sung vitamin B bằng đường uống thuốc trong thời gian ngắn rồi dừng lại. Tốt nhất là nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin B qua đường ăn uống.

Phân biệt tổ đỉa và bệnh chàm da eczema
Chào bác sĩ, em gái cháu mắc chứng ngứa và lở ở chân đi khám thì bs người thì bảo là bị bệnh eczema người thì nói là bị tổ đỉa và kê cho một số loại để uống và bôi nhưng khi hết thuốc thì bệnh lại nặng thêm. Vậy cháu muốn hỏi chính xác đó là bệnh gì và cách chữa thế nào để khỏi vĩnh viễn. Cháu cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời của bác sĩ da liễu:
Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của eczema (chàm), với phát ban mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Mụn nước nằm ở trong lớp thượng bì, kích thước 1-2 mm. Hay gặp ở rìa các ngón tay và lòng bàn chân. Đôi khi mụn nước xuất hiện ở đầu ngón tay, vùng sát với gốc móng, nếu bị kéo dài sẽ làm loạn dưỡng móng. Mụn nước không tự dập vỡ, một số người lấy kim khêu lên thấy ra ít dịch trong, dính. Gạt bỏ dịch thấy một lỗ sâu (giếng chàm).
Bệnh rất ngứa, nếu gãi hoặc chà xát lên thì ngứa càng tăng và mụn nước xuất hiện càng nhiều. Bệnh diễn biến trong vài tuần. Có thể mụn nước tự xẹp thành màu vàng rơm và bong vảy, để lại nền da non màu hồng. Có thể nhiễm trùng thành mụn mủ, gây cảm giác đau nhức.
Căn nguyên của bệnh còn chưa rõ ràng, đôi khi có liên quan đến tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Có tác giả thông báo nguyên nhân gây bệnh là niken: Ăn phải thức ăn, nước uống chứa nhiều niken sẽ gây bệnh mạn tính.
Bệnh tổ đỉa không phải là nan y, nhưng việc chữa trị cũng không dễ dàng.

Nên:

+ Bôi các loại kem và mỡ: Sicorten, Lorinden, Halog, Diproson, Fucicort, Flucina…
+ Uống một trong các loại thuốc: Clarytine, Histalong, Hismanal, Zirtine, Cézil: Viên 10 mg, ngày uống 1 viên.
+ Nếu có bội nhiễm, nên dùng một đợt kháng sinh Erythromycin 0,5 g x 3-4 viên/ngày trong 5-7 ngày.
+ Hạn chế gãi hoặc chà xát lên vùng tổn thương.
Bạn có thể dùng thử lá rau răm giã nát rồi xát vào chỗ bị tổ đỉa ngày 2 lần, uống thêm các loại Vitamine, đặc biệt Vitamine C và A
Nếu không khỏi, bạn nên đưa em đến khám chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị tích cực hơn.

nguồn: hoidapbacsi.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét