Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

MEN VI SINH HOẠT TÍNH


MEN Ủ VI SINH N.N I)

“ MEN VI  SINH HOẠT TÍNH ”  ĐEM LẠI NIỀM TIN: CHĂN NUÔI CÓ LÃI

1. Men vi sinh Hoạt tính dùng để làm gì?
Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn… phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này không được làm chín thì  chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy tiêu tốn và chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia cầm, cá …cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn khi được làm chín.
 Chúng ta đã biết làm chín rau cải, thịt lợn sống, tôm sống để làm thành các món ăn ngon dễ tiêu là dưa, nem chua, mắm chua…Đó là phương pháp lên men thức ăn nhờ có các vi sinh vật có lợi có sẵn trong tự nhiên ( trong nước và không khí ). Trong chăn nuôi, để lên men làmchín cám, bột ngô, bột sắn… nhanh hơn, tốt hơn thì không dùng vi sinh vật trong tự nhiên mà cần một nhóm vi sinh vật có lợi được chọn lọc thuần khiết, thông qua một quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo ra chế phẩm  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”
Sử dụng thức ăn lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH” sẽ đạt được hiệu quả:
 - Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh
 - Giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn. Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn
  - Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột nên giảm chi phí thuốc
  - Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ít, phân ít thối
  - Hạch toán : Chắc chắn sẽ có lãi cao.  
2- Giới thiệu về  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ”
“ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” được dùng để lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín thức ăn để chăn nuôi mà không phải đun nấu.
“ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” và “ MEN Ủ VI SINH N.N I ” đều do T.S Tuấn nghiên cứu ra, có hiệu quả tác dụng như  nhau nhưng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” có các ưu điểm nổi bật sau đây:
- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” có thể thực hiện lên men thức ăn với lượng nước ít được gọi là lên men khô (ẩm) giống như sử dụng “ MEN Ủ VI SINH N.N I ” đồng thời nó còn có thể lên men thức ăn với nhiều nước được gọi là lên men ướt , tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” còn có thể lên men tốt các phụ phẩm của chế biến  như bã đậu, bã sắn…và cả các loại rau
- Lên men thức ăn tốt trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu.
- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” cho lên men với lượng  thức ăn bột nhiều hơn
- Khi dùng thức ăn lên men với “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” thì chỉ cần trộn với thức ăn đậm đặc là đủ mà không cần phải dùng thêm bất cứ loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn tăng trọng hay chất bổ sung nào khác nữa mà vẫn đạt hiệu quả chăn nuôi cao
3. Men “MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” dùng để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?
- Các loại thức ăn giàu chất bột:  tấm, cám gạo, thóc nghiền, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô, bã sắn…song không phải là có đủ tất cả các loại trên mà có thể dùng 1 loại hay 2 hoặc 3 loại bột phối hợp tùy theo điều kiện thực tế.
- Tốt nhất nên sử dụng nguyên liệu chính là bột ngô (bắp): có thể chỉ dùng riêng bột ngô hoặc có phối hợp thêm một phần cám gạo, tấm, bột sắn… nhưng tỷ lệ bột ngô trong hỗn hợp thấp nhất phải đạt là 60- 65%. Còn trong chăn nuôi gà thường dùng ngô phối hợp với một lượng cám ít hơn.
- Bột sắn : dùng phối hợp với ngô nhưng tỷ lệ không dùng quá 30%
- Bã đậu, bã sắn: các loại này thường chỉ dùng trong nuôi heo. Tỷ lệ dùng phối hợp với các loại bột khác không vượt quá 25%.
4. Phương pháp lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”
Lượng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” sử dụng: 0,5 kg men dùng để lên men cho 100 kg bột.
a.     Phương pháp lên men ướt:
Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm,  đỡ tốn công, cho lên men nhanh trong mọi điều kiên; có thể lên men  cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Dùng nuôi heo, bò, gà thả vườn,vịt ngan…
Ví dụ: Để lên men cho 100 kg bột ngô, cám gạo …
- Lấy 0,5 kg men và 4 kg bột ngô hoặc cám cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước không nhiễm mặn… ), khuấy đều để trong 1 giờ.
- Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt đi. Chú ý: trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men
-  Để hở miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng
- Thùng được để ở nơi ấm trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè để lên men được tốt
- Thời gian lên men : Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.
Chú ý:
- Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột vào đầy mà phải để cách miệng một khoảng chừng 15 cm
- Mùa thu, đông thời tiết mát mẻ, lạnh có thể thực hiện một lần lên men để cho ăn vài ngày. Nếu trời nóng, nhiệt độ thường trên 30oC thì chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 2 ngày là tốt nhất
- Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ dễ bị nấm trắng trên mặt nên cần chú ý  đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lên men lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng.  Nếu bị một ít nấm trắng thì vẫn dùng cho heo lớn ăn được.
- Trước khi cho ăn phải ấn cho chìm phần bột ở trên xuống để được trộn đều với dịch lên men ở dưới
b.    Phương pháp lên men ẩm:
Đây là phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn, làm tốn công hơn và chỉ dùng lên men được với các loại bột mà thôi ( không tận dụng được bã đậu, bã sắn…)
Dùng để nuôi heo số lượng lớn hoặc khi cần thức ăn có độ ẩm thấp để dùng máng ăn tự động, nuôi gà và cút nhốt trong chuồng, nuôi cá … và để người chăn nuôi muốn ủ trong bao tải cho tiện và tiết kiệm
Phương pháp làm như sau:
Ví dụ : Để lên men cho 100 kg bột ngô và cám gạo  
- Cho 0,5 kg men “MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” và 2 kg bột ngô hoặc cám vào thùng có 40 – 45 lít nước sạch, khuấy và để trong 1 giờ
- Trộn ngô và cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sau khi dùng xẻng trộn qua thì dùng tay xoa ( hoặc dùng sàng ) làm cho bột tơi và ẩm đều.
    Ở các cơ sở chăn nuôi lớn, phải sử dụng khối lượng thức ăn lớn có thể dùng máy trộn. Cách trộn: cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua sau đó cho nước men vào trộn cho  đến khi bột tơi và ẩm đều.
- Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn và dỗ chặt, để hở miệng sau 5-6 giờ  thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trởi lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng) để ủ.
- Thời gian ủ lên men : Nhiệt độ ngoài trời cao ( trên 30oC ) 24- 36 giờ,  nhiệt độ ngoài trời thấp ( dưới 25oC ) thường từ 36- 48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm mát và chua nhẹ là được. Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn mỗi ngày nên ủ vào một túi hoặc 1 thùng để cho ăn hết trong ngày.
Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.
Chú ý trong phương pháp lên men ẩm:
- Không được nén và dỗ chặt thức ăn khi cho vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau; Đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt, đặc biệt trời lạnh phải ủ ở nơi ấm
- Nếu túi hoặc thùng không được buộc hoặc đậy kín , túi bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra nhiều lần ( một túi mà cho ăn kéo dài 2-3  ngày nên phải lấy ra nhiều lần) sẽ xuất hiện đám mốc trắng
       5. Cách cho ăn:
- Tùy theo động vật nuôi thích ăn dạng thức ăn nào mà để nguyên thức ăn lên men (đã trộn thêm thức ăn đậm đặc ) hoặc trộn thêm nước thành dạng lỏng
- Phải dùng phối hợp với  thức ăn đậm đặc để bổ xung đạm và các thành phần vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm được thức ăn
Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc. Xin lưu ý cần chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới có được hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý muốn.
 Lượng thức ăn cho ăn:  thường cho ăn ngày 2 bữa, lượng thức ăn không hạn chế. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt có thể cho ăn theo định lượng được nêu ở phần dưới đây

Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn :
a. Khi sử dụng phương pháp lên men ướt
100 kg bột sau khi lên men ướt sẽ được 200 kg thức ăn đã lên men ( trong đó có trên dưới 100 kg nước ) . Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:
Heo lai F1
Heo tách mẹ - 15 kg : 1 phần đậm đặc / 5 -6 phần thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,7 – 1,1 kg / ngày
Heo từ 16 – 30 kg: 1 đậm đặc / 6 - 7thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 1,7 kg / ngày
Heo từ 31 – 60 kg: 1 đậm đặc / 7 - 8 thức ăn lên đã men . Lượng thức ăn cho ăn: 1,7 – 3,3 kg / ngày
Heo từ 61 kg đến xuất chuồng : 1 đậm đặc / 9 thức ăn lên đã men . Lượng thức ăn cho ăn: 3,4 – 4 kg / ngày
Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 8 thức ăn đã lên men.
Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 11 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 80- 90% so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 80- 90 % là nước). Ví dụ: nếu dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng là 2,0 kg / ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 3,6- 3,8 kg/ ngày
Heo siêu nạc
- Heo tách mẹ - 15 Kg : 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men.
- Heo từ 16 – 30 Kg : 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men.
- Heo từ 31 – 60 kg: 1 đậm đặc / 6 – 7 thức ăn lên đã men. 
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc / 8 thức ăn đã lên men.
Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men.
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 10 thức ăn đã lên men
Lượng thức được tính tương tự  như nuôi heo lai F1
Gà, vịt, ngan, cút…
- Loại nhỏ : 1 đậm đặc / 5 thức ăn đã lên men.
- Loại lớn : 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men.
    Hai loại trên cho ăn tự do ngày 2- 3 lần nhưng thức ăn không được để thừa trên máng ăn qua đêm
- Loại đẻ trứng : 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn là 0,18- 0,2 kg/ ngày.
b. Khi sử dụng phương pháp lên men ẩm
100 kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135- 140 kg thức ăn đã lên men ( trong đó có 35- 40 kg nước ) . Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn như sau:

Heo lai F1  :
 Heo tách mẹ - 15 Kg : 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,5 – 0,8 kg / ngày
- Heo từ 16 – 30 Kg : 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,8 – 1,2 kg / ngày
- Heo từ 16 – 60 Kg : 1 đậm đặc / 6 – 7 thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 2,3 kg / ngày
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng  : 1 đậm đặc / 8 thức ăn lên đã men. Lượng thức ăn cho ăn: 2,3 – 3,0 kg / ngày
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 7 thức ăn đã lên men.
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 10 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn lên men đã trộn với đậm đặc cho heo nái ăn sẽ tăng hơn 35 % so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên (vì thức ăn lên men có trên 35 % là nước). Ví dụ: nếu dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng là 2,0 kg / ngày thì lượng thức ăn lên men cho ăn sẽ là 2,7- 2,8 kg/ ngày
Heo siêu nạc:
Heo tách mẹ - 15 Kg : 1 đậm đặc / 3,5 thức ăn đã lên men
- Heo từ 16 – 30 Kg : 1 đậm đặc / 4 – 5 thức ăn đã lên men
- Heo từ 31 kg đến 60 kg: 1 đậm đặc / 5 – 6 thức ăn đã lên men
- Heo từ 61 kg đến xuất chuồng: 1 đậm đặc / 7,5 thức ăn đã lên men
Lượng thức ăn sử dụng giống như nuôi heo lai F1
- Heo nái nuôi con: 1 đậm đặc / 6,5  thức ăn đã lên men
- Heo nái chửa và hậu bị: 1 đậm đặc / 9 thức ăn đã lên men       
Lượng thức ăn cho heo nái ăn tương tự như nuôi heo nái lai F1
Gà, vit và chim cút
- Gà, vit và chim cút nhỏ: 1 thức ăn đậm đặc / 4 thức ăn đã lên men.
- Gà, vit và chim cút lớn : 1 thức ăn đậm đặc / 6  thức ăn đã lên men.
    Hai loại trên cho ăn tự do ngày 2 – 3 lần nhưng thức ăn không được để thừa trên máng ăn qua đêm
- Gà, vịt… đẻ trứng: 1 thức ăn đậm đặc / 6  thức ăn đã lên men. Lượng thức ăn cho ăn  là 0,16- 0,18 kg/ ngày
6.  Dùng thức ăn lên men nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?
- Heo : Heo đực giống, heo nái ( chửa và nuôi con ), heo thịt ( từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng )
- Gà, vịt, ngan, ngỗng . Bò thịt, bò sữa. Tôm, cá  …
            7. Chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi khi dùng thức ăn ủ men
     - Lợn ăn thức ăn ủ men có tỷ lệ móc hàm cao tỷ lệ nạc cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Thịt có mầu sắc đẹp, thơm ngon và tiêu hóa tốt.
     - Thịt gà, cá rắn chắc, trắng thơm
     - Thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến  
                                       



                                        MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Qua một thời gian sử dụng đại đa số người chăn nuôi đều đánh giá cao hiệu quả tác dụng mà chế phẩm  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH” đem lại. Song để giúp mọi người dùng men trong chăn nuôi tốt hơn, chúng tôi xin lưu ý một số điểm:
1- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” có thể thực hiện lên men khô (ẩm) giống như sử dụng “ MEN Ủ VI SINH N.N I ” đồng thời nó còn có thể lên men thức ăn với nhiều nước được gọi là lên men ướt . Cả hai phương pháp đều cho hiệu quả tốt như nhau, người chăn nuôi có thể lựa chọn cách nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
2- Thực hiện phương pháp lên men ướt có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng cần lưu ý là: Trong điều kiện thời tiết nóng ( nhiệt độ ngoài trời thường trên 30oC ) khi thực hiện phương pháp lên men ướt thì sự lên men nhanh, thường chỉ sau 24 giờ là có thể cho ăn được,  nếu kéo dài thời gian cho ăn thì thức ăn lên men có độ chua cao và có thể xuất hiện meo trắng trên m

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Lưu ý;
    Men Vi Sinh Hoạt Tính:
    - Đơn giá: 70.000/kg
    - 1kg dùng lên men thức ăn cho 200kg bột.
    ( Tai trung tâm Sài Gòn )

    Trả lờiXóa