Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Thuốc giải rượu và những tác hại khôn lường

MỘT SỰ THẬT KHÔNG MẤY PHŨ PHÀNG LÀ:

Nam Cao có một khoảng thời gian dài say xỉn không thua kém " anh Chí " ta là mấy... !!!


... Một hôm thấy "Thầy Nó" không ngóc đầu dậy được. Vợ ông chạy ngay ra tiệm thuốc Tây đầu xóm, hỏi mua thuốc giải rượu thì được anh Dược Sĩ hẹn đến thế kỉ 21 người ta bào chế xong, sẽ mua về bán cho.

... Chị vô cùng lo lắng, đề nghị Dược Sĩ vào truyền tạm cho ông chai Nước Biển... Nhưng thế quái nào hôm đó, trong tiệm lại hết mẹ nó cả thuốc chống sốc dự phòng... Anh bạn Dược Sĩ đã kiên quyết không dại gái, làm liều...

... Chị vội ghé nhà mẹ đẻ tính hái mấy trái Chanh chua, đem về pha với nước, muối trắng cho ông uống tạm rồi mới tính tiếp thì bị bà Cụ sổ cho một tràng như tát nước vào mặt...

Rằng thì là:

- " Không ngờ chị lại ngu hơn con Nở ... !!!"
- " Cháo Hành ... !!! "
- Nói nhỏ với chị là : - " Cháo Hành ... !!! " - Chị hiểu chửa ... ???
- Đàn bà con gái của cái làng Vũ Đại này nổi tiếng khắp thiên hạ là nhờ có cái bí quyết mẹ truyền con nối đó thôi... !!!
- Chị về mà làm ngay đê... !!!

... Hận đời mình quá nhọ vì phải sinh ra, lớn lên, lấy nhầm chồng ngay tại cái làng này ... Nhưng vì hết cửa, chị đành theo lời bà Cụ mà tức tốc chế ngay "quả Cháo Hành" không tưởng như Nam Cao đã trình bầy, sau khi dùng thử...

Ông sửa lai tác phẩm " Làng Vũ Đại Ngày Ấy " cho ấn bản lần thứ nhất, đã không quên "luồn" bằng được cái cảm giác của một thằng say vớ được bát cháo hành nó là như nào, để làm quà nịnh vợ là chính thì nghe đồn:

- Chí Phèo không thèm để ý mấy cái vụ nhậu xỉn của ông để tìm cảm giác rồi cố tình gán hết lên đầu cho anh ta. Nhưng Thị Nở thì thề sẽ cho ông biết thế nào là lễ độ vì dám chê Thị ấy Xí iiiiiiii í... !!!
Tưởng đơn giản chỉ có vậy, nhưng chính vì vấn đề đó mà ông khiếp Thị Nở một vành, rồi bỏ làng đi mãi tới tận giờ này chưa có thấy về... !!!

---------------------------------
Văn chuối, nhưng mình vưỡn cứ thắc mắc là không hiểu tại sao Nam Cao lại không "xi nhan" cho hậu duệ biết cái bí mật này ... ???



(Soha.vn) - Vui chúc Tết, không ít người say xỉn đã tìm và sử dụng thuốc giải rượu mà không hề hay biết tác dụng phụ của nó ra sao.

Chính vì lầm tưởng thuốc giải rượu là thần được mà nhiều người cứ vô tư uống rượu rồi dùng "thần dược". Họ cứ nghĩ như vậy sẽ đẩy hết men và không bị rượu ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nhưng thực tế, khi đã uống rượu vào cơ thể nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và hệ thần kinh của bạn trước khi bạn kịp uống thuốc gải rượu.
Thực chất thuốc giải rượu không phải là thần dược mà chỉ có chức năng hỗ trợ, không thể giải được rượu. Thành phần chủ yếu của thuốc giải rượu chứa: vitamin B1, B6, PP và một số a-xít như glutamic, fumaric, succinic… Đây là những chất cơ thể thiếu do phải sử dụng để chuyển hóa rượu.
Đã bị say rượu mà bạn dùng "thần dược" tức là bạn đang "ép" các bộ phận trong cơ thể làm việc vất vả gấp nhiều lần. Nếu bạn lạm dụng thuốc giải rượu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến 2 cơ quan trong cơ thể là gan và hệ thần kinh:
Cồn và thuốc cùng một lúc chuyển hóa qua gan làm gan tê liệt, gây tương kỵ về mặt hóa học, gan làm việc quá tải gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.
Rượu xâm nhập hệ thần kinh rất nhanh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống thuốc giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não. Vì vậy, người liên tục dùng thuốc và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi...
Chính vì vậy, khi uống rượu bạn nên biết điểm dừng, khi đã uống nhiều không nên dùng thuốc tây hỗ trợ cơ thể mà nên dùng các biện pháp tự nhiên như uống nhiều nước, bổ sung nước ép hoa quả, nước ép rau...
(Tổng hợp)

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

DỰ THẢO LUẬT PHÒNG CHỐNG...

Nói nhanh một câu cho nó đỡ nhục là:
- Khi chuẩn bị hứng chịu một sự tác động ngoại cảnh nào đó vào bên trong... Con người mới tìm cách phòng và chống.
- Mình ung thư di căn giai đoạn cuối vì AIDS, thì còn phòng mới chống cái mẹ giề mà nghiên mới chả cứu rồi dự mới chả thảo ???

...   ...   ...
- Cắt... Bỏ... Diệt... !!! 

- Không làm được thì cứ để cho nó tự chết theo quy luật tự nhiên thuần túy sẽ tốt hơn... 
- Vá víu chỉ dùng tạm...

Giá điện và những cơn lũ


Người ta đã tính rằng, trong các loại hình đầu tư nhà máy điện thì thuỷ điện có lãi nhất, đơn giản vì nó chạy bằng... sức nước.
Tuần trước, tại nghị trường Quốc hội, bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nói: “Quy hoạch thuỷ điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Không ít người đã phải bàng hoàng, lo ngại trước một phát biểu như vậy. Bởi trong mấy năm nay, hàng vạn, hàng chục vạn hộ dân sống ở các vùng dày đặc các dự án thuỷ điện như ở miền Trung đã phải gánh chịu không ít hậu quả từ những trận lũ lụt, những vụ xả lũ, những cơn địa chất có nguồn gốc từ xây đập thuỷ điện… tạo nên. Đã có những cái chết thương tâm, những nhà cửa bị ngập, bị đổ nát… Có những người dân bỏ cả nhà cửa, ruộng vườn chạy vào rừng, lên chỗ núi… để trốn tránh hậu quả do động đất thuỷ điện Sông Tranh 2, do những đợt xả lũ bất ngờ từ các hồ, đập thuỷ điện.
Nhưng cuối cùng, trách nhiệm về hậu quả, như bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói, là “chúng ta nói về chúng ta”…
Đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh hôm đó đã nói rằng: “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì?”
Và cũng thật trùng hợp, chỉ 2 – 3 hôm sau lời phát biểu gây lo ngại ấy của bộ trưởng bộ Công thương, những đợt xả lũ bất thần từ 15 nhà máy thuỷ điện ở miền Trung, có nơi chỉ báo cho dân là sẽ xả lũ trước 5 – 10 phút, đã nhấn chìm nhiều vùng, miền ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Cho đến hôm qua, theo các con số thống kê của các địa phương bị lũ, lụt, đã có tới 31 người chết, hàng chục người mất tích, bị thương… Hàng chục vạn ngôi nhà, xóm, làng, khu phố bị chìm ngập trong biển nước. Hàng vạn hecta đồng ruộng, hồ ao, đầm… nuôi cá đến kỳ thu hoạch đã mất trắng. Hàng chục công trình được đầu tư hàng ngàn, hàng tỉ đồng bị xuống cấp, hư hỏng. Tất cả, chưa được thống kê hết nhưng nó như một lời đáp đầy nghiệt ngã, ngay lập tức sự vu vơ về “trách nhiệm” – được nói ra từ bộ trưởng Hoàng – người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thuỷ điện, phê duyệt các dự án thuỷ điện.
Cũng trong tuần trước, Thủ tướng đã phê duyệt khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2013 – 2015, theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu trong giai đoạn này là 1.437 đồng/kWh và tối đa là 1.835 đồng/kWh (chưa thuế VAT). Quyết định này cũng sẽ giúp tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xử lý khoản lỗ vài chục ngàn tỉ đồng, đảm bảo cho EVN kinh doanh có lãi.
Điều này được hiểu là giá điện sẽ tiếp tục tăng trong các năm sau, EVN và các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án thuỷ điện ở vùng miền Trung sẽ có lãi, nhất là thuỷ điện. Người ta đã tính rằng, trong các loại hình đầu tư nhà máy điện thì thuỷ điện có lãi nhất, đơn giản vì nó chạy bằng... sức nước. Và đó là lý do đầu tư vào thuỷ điện, như một phong trào, rầm rộ như những cơn lốc vào các tỉnh miền Trung – nơi có nhiều sông suối, có độ dốc cao, dễ làm thuỷ điện trong những năm qua.
Cho dù, đã có sự bừng tỉnh nhất định khi liên tiếp trong mấy năm vừa rồi, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và một số đoàn kiểm tra của bộ Công thương… đã kiểm tra, rà soát lại quy hoạch thuỷ điện và loại bỏ ra 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch. Nhưng dường như cũng đã chậm. Hàng trăm dự án thuỷ điện còn lại đã quét đi hơn 50.000ha rừng (số liệu của bộ Công thương), hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến họ phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… lao đao trong sinh hoạt. Và như một hậu quả nhãn tiền, những cơn mưa không thực sự lớn đã tạo lên những cơn lũ hung hãn – bởi rừng không còn giữ nước, các hồ thuỷ điện dung tích lại nhỏ, không điều hoà được cả mùa mưa, mùa khô… Những cơn lũ ấy, đã gây nên những hậu quả đau lòng thế nào thì bất cứ ai xem hình ảnh, tường thuật trên báo chí, trên đài truyền hình đều thấy rõ.
Nhưng cuối cùng, cứ như lời của bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trách nhiệm của địa phương hay của bộ Công thương hay của Quốc hội – do không giám sát kỹ ? Không ai rõ, không ai truy và câu hỏi đó luôn có một câu trả lời luẩn quẩn: chúng ta nói về trách nhiệm của chúng ta. Không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cả. Không ai bị cách chức vì cấp phép cho những dự án đã gây tác động môi trường lớn cho những thảm hoạ tiềm tàng. Mặc dù, lợi nhuận của việc bán từng kWh điện từ các nhà máy thuỷ điện vẫn đến những tài khoản cụ thể: của chủ đầu tư, của người điều hành dự án, và có thể, còn đến tài khoản của những người cấp phép cho những dự án đã xả những đợt lũ bất thần, chết chóc ấy và cả những dự án may mắn không bị loại ra khỏi quy hoạch.
Theo MẠNH QUÂN
Sài Gòn tiếp thị

CHUYỆN : CÁI CHÂN HƯƠNG LÝ

Một tên nông dân bao đời bị khinh rẻ, coi thường vì dốt nát nghèo kiết. Vừa dịp có chút tiền dành dụm được, làng đang thiếu chút tiền sửa lại mái tam quan và khuyết một chân hương lý, thế là hắn bỏ tiền ra mua và bỗng nhiên thành hương lý làng.
Hắn soạn một bộ quần dài khăn đóng chĩnh chiện rồi đi ra đi vào tự ngắm mình và bắt vợ con ngắm để khen hắn. Chán, hắn đi ra bến đò cho ra vẻ ông hương lý. Một lúc sau, hắn trở về gọi vợ từ ngoài cổng:
- Mẹ nó ơi, tao mới làm hương lý mà oai lắm rồi nhé, đi qua đò, thằng lái đó chưa kịp ghé đò vào, tao chửi nó mà nó không dám nói lại câu nào nhé.
- Vậy à, anh chửi nó thế nào mà nó im?
- Thì tao chửi: Mày như con cặc tao.
Chị vợ tưởng bỏ tiền làm hương lý thì ông chồng sẽ khác đi, nhưng vẫn là giọng vũ phu thất học, bèn lu loa:
- Ối giời đất ơi, sao ông ngu thế, nói thế thì thành ra nó ngủ với tôi à?
- Ừ nhỉ.
Hắn không nói gì và đi ra. Một lát sau chạy về hớn hở:
- Xong rồi nhé, tao chửi lại rồi mà nó cũng cấm dám cãi lời nào.
- Xong là xong thế nào?
- Thì, tao ra sông gọi nó và bảo: Lúc nãy tao chửi sai, giờ tao chửi lại nhé: Tao như cặc mày.
- Ồi giờ đất ơi, vậy ra là anh ngủ với vợ nó?
Hắn hoảng, thấy vợ nổ cơn tam bành hắn bỏ chạy. Một lúc lâu lâu sau hắn lại chạy về:
- Này, giờ thì ổn nhé, không việc gì phải lo nghĩ nhé.
- Ổn là ổn thế nào?
- Thì tao ra sông, nó chèo đò sang tận bên kia, tao gọi với theo và bảo nó: “Lúc nãy tao chửi vẫn sai, giờ tao chửi lại nhé: Cặc mày là cặc mày, cặc tao là cặc tao”. Thế mà nó vẫn im cấm cãi lời nào mẹ nó ạ.
Bà vợ ngao ngán:
- Thế thì lại vẫn như ban đầu thôi.

( SƯU TẦM )