Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Thuốc giải rượu và những tác hại khôn lường

MỘT SỰ THẬT KHÔNG MẤY PHŨ PHÀNG LÀ:

Nam Cao có một khoảng thời gian dài say xỉn không thua kém " anh Chí " ta là mấy... !!!


... Một hôm thấy "Thầy Nó" không ngóc đầu dậy được. Vợ ông chạy ngay ra tiệm thuốc Tây đầu xóm, hỏi mua thuốc giải rượu thì được anh Dược Sĩ hẹn đến thế kỉ 21 người ta bào chế xong, sẽ mua về bán cho.

... Chị vô cùng lo lắng, đề nghị Dược Sĩ vào truyền tạm cho ông chai Nước Biển... Nhưng thế quái nào hôm đó, trong tiệm lại hết mẹ nó cả thuốc chống sốc dự phòng... Anh bạn Dược Sĩ đã kiên quyết không dại gái, làm liều...

... Chị vội ghé nhà mẹ đẻ tính hái mấy trái Chanh chua, đem về pha với nước, muối trắng cho ông uống tạm rồi mới tính tiếp thì bị bà Cụ sổ cho một tràng như tát nước vào mặt...

Rằng thì là:

- " Không ngờ chị lại ngu hơn con Nở ... !!!"
- " Cháo Hành ... !!! "
- Nói nhỏ với chị là : - " Cháo Hành ... !!! " - Chị hiểu chửa ... ???
- Đàn bà con gái của cái làng Vũ Đại này nổi tiếng khắp thiên hạ là nhờ có cái bí quyết mẹ truyền con nối đó thôi... !!!
- Chị về mà làm ngay đê... !!!

... Hận đời mình quá nhọ vì phải sinh ra, lớn lên, lấy nhầm chồng ngay tại cái làng này ... Nhưng vì hết cửa, chị đành theo lời bà Cụ mà tức tốc chế ngay "quả Cháo Hành" không tưởng như Nam Cao đã trình bầy, sau khi dùng thử...

Ông sửa lai tác phẩm " Làng Vũ Đại Ngày Ấy " cho ấn bản lần thứ nhất, đã không quên "luồn" bằng được cái cảm giác của một thằng say vớ được bát cháo hành nó là như nào, để làm quà nịnh vợ là chính thì nghe đồn:

- Chí Phèo không thèm để ý mấy cái vụ nhậu xỉn của ông để tìm cảm giác rồi cố tình gán hết lên đầu cho anh ta. Nhưng Thị Nở thì thề sẽ cho ông biết thế nào là lễ độ vì dám chê Thị ấy Xí iiiiiiii í... !!!
Tưởng đơn giản chỉ có vậy, nhưng chính vì vấn đề đó mà ông khiếp Thị Nở một vành, rồi bỏ làng đi mãi tới tận giờ này chưa có thấy về... !!!

---------------------------------
Văn chuối, nhưng mình vưỡn cứ thắc mắc là không hiểu tại sao Nam Cao lại không "xi nhan" cho hậu duệ biết cái bí mật này ... ???



(Soha.vn) - Vui chúc Tết, không ít người say xỉn đã tìm và sử dụng thuốc giải rượu mà không hề hay biết tác dụng phụ của nó ra sao.

Chính vì lầm tưởng thuốc giải rượu là thần được mà nhiều người cứ vô tư uống rượu rồi dùng "thần dược". Họ cứ nghĩ như vậy sẽ đẩy hết men và không bị rượu ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nhưng thực tế, khi đã uống rượu vào cơ thể nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan và hệ thần kinh của bạn trước khi bạn kịp uống thuốc gải rượu.
Thực chất thuốc giải rượu không phải là thần dược mà chỉ có chức năng hỗ trợ, không thể giải được rượu. Thành phần chủ yếu của thuốc giải rượu chứa: vitamin B1, B6, PP và một số a-xít như glutamic, fumaric, succinic… Đây là những chất cơ thể thiếu do phải sử dụng để chuyển hóa rượu.
Đã bị say rượu mà bạn dùng "thần dược" tức là bạn đang "ép" các bộ phận trong cơ thể làm việc vất vả gấp nhiều lần. Nếu bạn lạm dụng thuốc giải rượu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến 2 cơ quan trong cơ thể là gan và hệ thần kinh:
Cồn và thuốc cùng một lúc chuyển hóa qua gan làm gan tê liệt, gây tương kỵ về mặt hóa học, gan làm việc quá tải gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.
Rượu xâm nhập hệ thần kinh rất nhanh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống thuốc giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não. Vì vậy, người liên tục dùng thuốc và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi...
Chính vì vậy, khi uống rượu bạn nên biết điểm dừng, khi đã uống nhiều không nên dùng thuốc tây hỗ trợ cơ thể mà nên dùng các biện pháp tự nhiên như uống nhiều nước, bổ sung nước ép hoa quả, nước ép rau...
(Tổng hợp)

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

DỰ THẢO LUẬT PHÒNG CHỐNG...

Nói nhanh một câu cho nó đỡ nhục là:
- Khi chuẩn bị hứng chịu một sự tác động ngoại cảnh nào đó vào bên trong... Con người mới tìm cách phòng và chống.
- Mình ung thư di căn giai đoạn cuối vì AIDS, thì còn phòng mới chống cái mẹ giề mà nghiên mới chả cứu rồi dự mới chả thảo ???

...   ...   ...
- Cắt... Bỏ... Diệt... !!! 

- Không làm được thì cứ để cho nó tự chết theo quy luật tự nhiên thuần túy sẽ tốt hơn... 
- Vá víu chỉ dùng tạm...

Giá điện và những cơn lũ


Người ta đã tính rằng, trong các loại hình đầu tư nhà máy điện thì thuỷ điện có lãi nhất, đơn giản vì nó chạy bằng... sức nước.
Tuần trước, tại nghị trường Quốc hội, bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nói: “Quy hoạch thuỷ điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Không ít người đã phải bàng hoàng, lo ngại trước một phát biểu như vậy. Bởi trong mấy năm nay, hàng vạn, hàng chục vạn hộ dân sống ở các vùng dày đặc các dự án thuỷ điện như ở miền Trung đã phải gánh chịu không ít hậu quả từ những trận lũ lụt, những vụ xả lũ, những cơn địa chất có nguồn gốc từ xây đập thuỷ điện… tạo nên. Đã có những cái chết thương tâm, những nhà cửa bị ngập, bị đổ nát… Có những người dân bỏ cả nhà cửa, ruộng vườn chạy vào rừng, lên chỗ núi… để trốn tránh hậu quả do động đất thuỷ điện Sông Tranh 2, do những đợt xả lũ bất ngờ từ các hồ, đập thuỷ điện.
Nhưng cuối cùng, trách nhiệm về hậu quả, như bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói, là “chúng ta nói về chúng ta”…
Đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh hôm đó đã nói rằng: “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì?”
Và cũng thật trùng hợp, chỉ 2 – 3 hôm sau lời phát biểu gây lo ngại ấy của bộ trưởng bộ Công thương, những đợt xả lũ bất thần từ 15 nhà máy thuỷ điện ở miền Trung, có nơi chỉ báo cho dân là sẽ xả lũ trước 5 – 10 phút, đã nhấn chìm nhiều vùng, miền ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Cho đến hôm qua, theo các con số thống kê của các địa phương bị lũ, lụt, đã có tới 31 người chết, hàng chục người mất tích, bị thương… Hàng chục vạn ngôi nhà, xóm, làng, khu phố bị chìm ngập trong biển nước. Hàng vạn hecta đồng ruộng, hồ ao, đầm… nuôi cá đến kỳ thu hoạch đã mất trắng. Hàng chục công trình được đầu tư hàng ngàn, hàng tỉ đồng bị xuống cấp, hư hỏng. Tất cả, chưa được thống kê hết nhưng nó như một lời đáp đầy nghiệt ngã, ngay lập tức sự vu vơ về “trách nhiệm” – được nói ra từ bộ trưởng Hoàng – người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thuỷ điện, phê duyệt các dự án thuỷ điện.
Cũng trong tuần trước, Thủ tướng đã phê duyệt khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2013 – 2015, theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu trong giai đoạn này là 1.437 đồng/kWh và tối đa là 1.835 đồng/kWh (chưa thuế VAT). Quyết định này cũng sẽ giúp tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xử lý khoản lỗ vài chục ngàn tỉ đồng, đảm bảo cho EVN kinh doanh có lãi.
Điều này được hiểu là giá điện sẽ tiếp tục tăng trong các năm sau, EVN và các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án thuỷ điện ở vùng miền Trung sẽ có lãi, nhất là thuỷ điện. Người ta đã tính rằng, trong các loại hình đầu tư nhà máy điện thì thuỷ điện có lãi nhất, đơn giản vì nó chạy bằng... sức nước. Và đó là lý do đầu tư vào thuỷ điện, như một phong trào, rầm rộ như những cơn lốc vào các tỉnh miền Trung – nơi có nhiều sông suối, có độ dốc cao, dễ làm thuỷ điện trong những năm qua.
Cho dù, đã có sự bừng tỉnh nhất định khi liên tiếp trong mấy năm vừa rồi, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và một số đoàn kiểm tra của bộ Công thương… đã kiểm tra, rà soát lại quy hoạch thuỷ điện và loại bỏ ra 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch. Nhưng dường như cũng đã chậm. Hàng trăm dự án thuỷ điện còn lại đã quét đi hơn 50.000ha rừng (số liệu của bộ Công thương), hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến họ phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… lao đao trong sinh hoạt. Và như một hậu quả nhãn tiền, những cơn mưa không thực sự lớn đã tạo lên những cơn lũ hung hãn – bởi rừng không còn giữ nước, các hồ thuỷ điện dung tích lại nhỏ, không điều hoà được cả mùa mưa, mùa khô… Những cơn lũ ấy, đã gây nên những hậu quả đau lòng thế nào thì bất cứ ai xem hình ảnh, tường thuật trên báo chí, trên đài truyền hình đều thấy rõ.
Nhưng cuối cùng, cứ như lời của bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trách nhiệm của địa phương hay của bộ Công thương hay của Quốc hội – do không giám sát kỹ ? Không ai rõ, không ai truy và câu hỏi đó luôn có một câu trả lời luẩn quẩn: chúng ta nói về trách nhiệm của chúng ta. Không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cả. Không ai bị cách chức vì cấp phép cho những dự án đã gây tác động môi trường lớn cho những thảm hoạ tiềm tàng. Mặc dù, lợi nhuận của việc bán từng kWh điện từ các nhà máy thuỷ điện vẫn đến những tài khoản cụ thể: của chủ đầu tư, của người điều hành dự án, và có thể, còn đến tài khoản của những người cấp phép cho những dự án đã xả những đợt lũ bất thần, chết chóc ấy và cả những dự án may mắn không bị loại ra khỏi quy hoạch.
Theo MẠNH QUÂN
Sài Gòn tiếp thị

CHUYỆN : CÁI CHÂN HƯƠNG LÝ

Một tên nông dân bao đời bị khinh rẻ, coi thường vì dốt nát nghèo kiết. Vừa dịp có chút tiền dành dụm được, làng đang thiếu chút tiền sửa lại mái tam quan và khuyết một chân hương lý, thế là hắn bỏ tiền ra mua và bỗng nhiên thành hương lý làng.
Hắn soạn một bộ quần dài khăn đóng chĩnh chiện rồi đi ra đi vào tự ngắm mình và bắt vợ con ngắm để khen hắn. Chán, hắn đi ra bến đò cho ra vẻ ông hương lý. Một lúc sau, hắn trở về gọi vợ từ ngoài cổng:
- Mẹ nó ơi, tao mới làm hương lý mà oai lắm rồi nhé, đi qua đò, thằng lái đó chưa kịp ghé đò vào, tao chửi nó mà nó không dám nói lại câu nào nhé.
- Vậy à, anh chửi nó thế nào mà nó im?
- Thì tao chửi: Mày như con cặc tao.
Chị vợ tưởng bỏ tiền làm hương lý thì ông chồng sẽ khác đi, nhưng vẫn là giọng vũ phu thất học, bèn lu loa:
- Ối giời đất ơi, sao ông ngu thế, nói thế thì thành ra nó ngủ với tôi à?
- Ừ nhỉ.
Hắn không nói gì và đi ra. Một lát sau chạy về hớn hở:
- Xong rồi nhé, tao chửi lại rồi mà nó cũng cấm dám cãi lời nào.
- Xong là xong thế nào?
- Thì, tao ra sông gọi nó và bảo: Lúc nãy tao chửi sai, giờ tao chửi lại nhé: Tao như cặc mày.
- Ồi giờ đất ơi, vậy ra là anh ngủ với vợ nó?
Hắn hoảng, thấy vợ nổ cơn tam bành hắn bỏ chạy. Một lúc lâu lâu sau hắn lại chạy về:
- Này, giờ thì ổn nhé, không việc gì phải lo nghĩ nhé.
- Ổn là ổn thế nào?
- Thì tao ra sông, nó chèo đò sang tận bên kia, tao gọi với theo và bảo nó: “Lúc nãy tao chửi vẫn sai, giờ tao chửi lại nhé: Cặc mày là cặc mày, cặc tao là cặc tao”. Thế mà nó vẫn im cấm cãi lời nào mẹ nó ạ.
Bà vợ ngao ngán:
- Thế thì lại vẫn như ban đầu thôi.

( SƯU TẦM )

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

VÀI LỜI NHẮN NHỦ TỚI QUAN THAM MIỀN TRUNG.


Nhận thấy những cuộc hưởng ứng tự nguyện chung tay chia sẻ với miền Trung sau bão lũ của dân Nam Định từ vài năm nay có vẻ không còn hào hứng như những năm trước nữa.
Đại đa số mọi người đã không còn tin tưởng vào tình cảm của mình có thể đến được tận tay bà con vùng lũ.

Lí do chẳng muốn nói làm gì.


Thời điểm nhạy cảm giữa GP Vinh với "chính quyền" hiện tại thì chắc chắn các tổ chức từ thiện Tôn Giáo càng khó có khả năng qua cửa Quan để tiếp cận tới nơi cần được trợ giúp kịp thời.

Hy vọng các Quan tạo điều kiện để đồng bào nghèo mọi nơi đùm bọc lấy dân của chính các quan giữa cơn hoạn nạn này.


 - Ăn nó vừa vừa thôi.
 - Đừng khua môi múa mép nữa.
 - Niềm tin của dân vào các bạn không còn nhiều. 
 - Dân Nam Định ủng hộ cả phí "bôi trơn qua cửa" rồi đới...

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

NHIỀU KHI VÔ TÌNH:
- TRÚ MƯA NGAY DƯỚI CHÂN CỘT THU LÔI ...

Sét là một hiện tượng tự nhiên nhưng nó có thể gây chết người và làm hư những vật dụng trong gia đình bạn. Có nhiều cách lắp đặt hệ thống chống sét nhưng có những trường hợp một số lỗi ngoài ý muốn có thể bị sét đánh. Do đó, việc kiểm tra định kỳ cách lắp đặt hệ thống chống sét là một điều hết sức quan trọng.

1. Hệ thống tiếp địa:

- Trước khi thi công lắp đặt hệ thống chống sét (chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền) cần phải xem xét, kiểm tra hệ thống tiếp đất chống sét.

2. Thi công hệ thống chống sét trực tiếp:

- Các kim thu sét phải được lắp đặt theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt..
- Phải kẹp cố định cáp thoát sét.
- Điện trở nối đất chống sét của hệ thống chống sét trực tiếp phải nhỏ hơn giá trị yêu cầu.
- Trong khi có mây dông hoặc sấm sét, không được dựng cột thu sét, cột thu lôi, không được làm việc trên mái nhà hay những nơi có thể tiếp xúc với kim thu sét, trụ đỡ hoặc cáp thoát sét.
- Dán nhãn cảnh báo.

3.Thi công lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền:

- Trước khi lắp đặt hệ thống phải kiểm tra lại chủng loại thiết bị chống sét, sơ đồ đấu nối, thông số mạng điện để đảm bảo rằng thiết bị được lắp đặt theo đúng qui định của nhà chế tạo.
- Thiết bị chống sét nên được lắp đặt bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
- Điện trở tiếp đất chống sét cho thiết bị chống sét phải đảm bảo tiêu chuẩn chống sét.
- Không đưa nguồn cấp điện vào thiết bị chống sét khi không có nối trung tính hay nối đất.

VÀ KHÔNG TRÚ MƯA DƯỚI CHÂN CỘT THU LÔI ...

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

NỔ SÚNG Ở THÁI BÌNH



Vụ nổ súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết

VNN - Tối 11/9, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, nghi phạm nổ súng khiến 5 cán bộ UBND Thành phố Thái Bình trọng thương là Đặng Ngọc Viết đã tự sát. Trước đó, một nạn nhân trong vụ việc cũng đã tử vong.


 Cơ quan chức năng xác nhận nghi phạm Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã tự sát.

Thi thể của y được phát hiện tại một khu vực thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào hồi 14 giờ ngày 11/9, khi lãnh đạo UBND TP Thái Bình đang họp tại hội trường tầng 4 thì có một kẻ lạ mặt xông vào trụ sở bắn bị thương 5 cán bộ tại Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Thái Bình (văn phòng tại tầng 1, trụ sở UBND TP Thái Bình, đường Trần Phú, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Trong đó, ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố) bị bắn vào đầu; ông Nguyễn Thanh Dương (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị bắn vào mắt phải; anh Vũ Công Cương (SN 1990, cán bộ trung tâm) bị bắn vào đầu; ông Bùi Đức Xuân (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị bắn vào đầu; bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm) bị bắn sượt qua mang tai phải.

Đến chiều tối cùng ngày, ông Vũ Ngọc Dũng đã tử vong. Những nạn nhân còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Nguyên nhân ban đầu được lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình xác là do mâu thuẫn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai một dự án ở Kỳ Bá đối với anh em Đặng Ngọc Viết. 

Bởi khi triển khai dự án, Viết đồng ý phương án đền bù tái định cư nhưng sau đó lại đòi chuyển sang phương án nhận tiền mặt dẫn tới mâu thuẫn.

Cảnh sát cũng xác định các cán bộ trong trung tâm không có mâu thuẫn cá nhân với Viết.

Trưa 11/9, đối tượng chuẩn bị phương tiện gây án là loại súng col quay bắn đạn chì do Trung Quốc sản xuất để lên trụ sở UBND TP Thái Bình. 

Trước khi đi, hắn dùng nước bẩn hắt vào một người dân gần đó rồi lên gặp một số cán bộ, dò hỏi người này người kia rồi bất ngờ gây ra vụ nổ súng.

Sau khi gây án, Viết đã lên xe máy bỏ trốn. Trong khị bị truy bắt, hắn đã tự sát.

Hoàng Sang
Nguồn: VNN

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An 1956



Tư liệu: Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An 1956
BBT Nữ Vương Công Lý:
Giáo hội Công giáo Việt Nam với gần 500 năm gieo trồng hạt giống tin mừng vào đất nước Việt Nam đã chịu muôn ngàn sự đau khổ và bách hại. Nhưng chưa có thời kỳ nào bị bách hại cách có hệ thống, tinh vi và hiểm độc như thời kỳ Cộng sản.
Nhiều tấm gương can đảm của giáo dân, giáo sỹ, giáo xứ và nhiều địa phương khác nhau đã anh dũng bảo vệ Đức Tin của mình, chấp nhận mọi thử thách, khó khăn và cả mạng sống.
Nhiều bài viết, nhiều tư liệu đã ghi lại các chứng nhân, các sự kiện trong các thời kỳ trước đây. Riêng trong thời kỳ cộng sản, có nhiều tư liệu cần lưu ý.
Chúng tôi cập nhật trong mục “Tư liệu” những tấm gương, những vụ việc liên quan đến người công giáo Việt Nam đã phải đối mặt với những đau khổ trong thời kỳ cộng sản.
BBT mong nhận được từ quý vị độc giả các bài viết, tư liệu mình có tính xác thực về thời kỳ đó từ khắp nơi.
Mọi ý kiến, tư liệu, bài viết xin gưi về nuvuongcongly@gmail.com. Xin cảm ơn quý vị
Number of View: 12255
Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó. Trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN.
Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.
1- Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất
Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. Hồ Chí Minh (HCM) đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng… Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954.
Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất.
Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở một số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng băÀng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất một lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông.
Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, một địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước.
Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong quân đội.
Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người.
Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏịá Nghe một đoạn thơ tuyên truyền của thi nô Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.
Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan, còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết một cuộc đấu tố chụp mũ như sau:
…Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị… Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðô một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: “Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi”. Ông trả lời cô con gái là: “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa” Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu“Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.
Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất, trung nông cấp cao: 1-3 sào và một con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá: 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v…).
Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 người. Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề ra. Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơi.
Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc xét lại Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956.
Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc một bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12.000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn… Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).
2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về nhữngđợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.
Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệá Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.
Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêụ
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva.
Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợịá Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thựá Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy rạá Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữạ Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.
Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt…á Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵá Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.
Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụá Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụá Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi:Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.
Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băÀng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
******************************
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trờịá Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng. nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do – dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng tạá Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.
Tài liệu tham khảo:- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của một Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.
Người sưu tầm: JB Nguyễn Văn Định
Giáo họ Yên Lưu, Xứ Thuận Nghĩa, Giao phận Vinh

"PHẢN ĐỘNG NHÂN DÂN" ĐÀN ÁP DÃ MAN "PHẢN ĐỘNG ĐẢNG".

Trở lại giáo xứ Mỹ Yên một ngày sau vụ hành hung giáo dân


Vinh - Ngày 5/9/2013, chúng tôi trở lại giáo xứ Mỹ Yên sau ngày thứ Tư đen tối. Nước mắt và cả đau thương in hằn trên khuôn mặt những người nông dân “chân lấm tay bùn” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vừa trải qua kiếp nạn…

Không gian chung quanh xóm đạo buồn im ắng. Dường như sự bàng hoàng vẫn chưa hết. Dẫu không lạ gì cách thức đàn áp của công an, cảnh sát nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ việc sử dụng bạo lực một cách quá cần thiết của chính quyền trong vụ việc vừa qua. Theo dòng hồi tưởng của những giáo dân đang quy tụ quanh ngôi thánh đường, câu chuyện ngày hôm qua vẫn còn nóng hổi.

Tin tưởng vào lời hứa của các cấp chính quyền huyện và xã sẽ thả cho ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, khoảng 16h chiều ngày 4/9/2013, khoảng 100 giáo dân Mỹ Yên tập trung trước cổng ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc để nhận người.

Thế mà, niềm tin của họ đã bị đánh lừa. Chút hy vọng cuối cùng được nhen nhúm đã bị dội “gáo nước lạnh” bởi những “trận đòn thù”: “Đến hẹn, chúng con đến trước ủy ban. Khi đó, phía chính quyền đã có mặt đông đủ. Cán bộ, cảnh sát cơ động, công an chìm nổi dàn hàng ngang phía trước sân. Giáo dân không vào nữa. Được một lát, chúng con thấy một số tên côn đồ ở các xóm 5,8,9 cùng xã liệng gạch đá về phía giáo dân. Một số giáo dân không kìm chế được cũng liệng lại. Hỗn loạn bắt đầu từ đó”. Một nam giáo dân nói về nguyên nhân của sự việc.

Theo đúng kịch bản “bạo loạn lật đổ” mà phía chính quyền dàn dựng, nghĩa là tạo cớ bằng cách cho côn đồ giả dạng quần chúng cố tình khiêu khích, tấn công trước. Khi cơ sự xảy ra, nếu như giáo dân mắc mưu kế phản ứng chống lại, hơi cay và đạn dược sẽ được tung ra dọn đường cho dùi cui, roi điện vào cuộc.

- “‘Trẻ không thương, già không tha’. Sau khi rượt đuổi đập đánh những giáo dân đang có mặt, cơ động đuổi theo vào làng chừng 100m. Riêng gia đình anh Văn sát cổng vào ủy ban nên họ đạp cửa xông vào. Anh Văn bị đám cơ động thay nhau hành hạ. Mấy đứa trẻ khóc thét lên trước cảnh máu me chảy lênh láng. Có bà Khoa trong làng năm này chừng 55 tuổi cũng bị họ đánh liên tiếp vào người. Số người bị đánh có lẽ dăm bảy chục chứ không phải ít. Trong số đó có chừng 20 người bị thương nặng”. Chị Anna Trần Thị Thiên, giáo họ Mỹ Yên đau xót kể lại.

Trong nghẹn ngào nước mắt, chị Thiên kể tiếp câu chuyện thương tâm của Điệp. Em là nạn nhân nặng nhất: “Vừa đi gặt về, nó tạt qua nhà bà o tên là Cát. Ngay lúc đó, một đám côn đồ trong bộ quân phục hung hăng nhảy vào nện liên tiếp vào đầu cho đến khi bất tỉnh. Hiện giờ, nó đang nằm cấp cứu, tính mạng như treo trên sợi tóc”.

Bao nhiêu tức tối, oán thù trút lên giáo dân chưa đủ; cơn giận dữ của thế lực cường quyền còn trút lên xe cộ và tài sản giáo dân chung quanh:“Dọc đường, thấy có xe cộ giáo dân dựng bên đường, họ (cảnh sát giao thông) thẳng tay xô ngã, đánh nát. Rồi những chiếc máy điện thoại đưa ra quay, chụp hình cũng bị họ thẳng tay giật mất. Chiếc điện thoại con ông Thục mới mua gần 8 triệu, sợi dây chuyền trị giá 3,8 triệu đồng của anh Lê Văn Hiếu cũng bị một người trong bọn họ cướp mất”. Ông Trần Văn Vinh, giáo dân xứ Mỹ Yên thuật lại.

Sự việc đã đến hồi nghiêm trọng khi một toán người xông vào đập nát những bức tượng trong gia đình anh Văn. Quả là một hành động phạm thánh xúc phạm đến niềm tin của toàn thể cộng đồng Kitô hữu, khơi lên vết thương lòng với những ai yêu mến Mẹ Giáo hội. Hành động “dại dột” trên cũng tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình.

Giã biệt giáo xứ Mỹ Yên giữa lúc những lời kinh thiết tha đang được cất lên liên lỷ, chúng tôi ghé thăm phòng khám đa khoa Xã Đoài. Các phòng bệnh chật ních người, các nạn nhân lằm la liệt trên giường bệnh. Nhiều nạn nhân vẫn mê man bất tỉnh. Theo người nhà kể lại thì vô nhân đạo nhất có lẽ là việc nhiều bệnh viện nhà nước trong địa bàn Nghệ An lắc đầu từ chối chạy chữa, thuốc thang cho người bị hại vì một áp lực nào đó…

Tiếng nói của một bộ phận nhân dân “thấp cổ bé họng” đang bị lấn át bởi hệ thống tuyên giáo và truyền thông nhà nước hùng hậu mở hết công suất, tăng hết tốc lực. Một chiến dịch bôi nhọ Công giáo đã được khởi động vô hình trung tạo nên những hố sâu ngăn cách không thể xóa đi một sớm một sớm một chiều. Thứ tiếng nói của bạo quyền, của sự dữ đã bung ra nhằm khỏa lấp tội ác của mình hầu chạy tội cho sự việc xảy ra vào chiều 4/9 vừa qua.

Nhìn lại dòng lịch sử đầy bi tráng, hào hùng; xứ đạo Mỹ Yên vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng dấn thân vì một nền hòa bình, công chính, tôn trọng sự thật. Toàn thể giáo phận đang chung một nỗi đau chung để rồi tiến bước trong cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, đẩy lùi biên giới bất công và bạo quyền. Chúng ta hãy chờ xem những động thái tiếp theo của chính quyền khi giáo dân Mỹ Yên đã sẵn sàng viết nên những trang sử mới.

(FB Xã Đoài Choa)

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH


HÒA BÌNH là khát vọng của muôn loài.

- Ngày 7/9/2013 Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ sẽ ăn chay cầu nguyện cho Syria theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha.
- Bashar al-Assad chỉ còn hơn tuần nữa để sơ tán gia đình và thuộc hạ vào váy dân vì xuống cống khó thoát.
- Mọi sự chuẩn bị của các bên cho thấy sắp có cảnh nồi da nấu thịt...
Syria sẽ lại là bãi chiến trường cho các ông lớn đọ vũ khí. 
Tiếp theo đó thì Dân lại chết vì đói... lại CCRĐ... lại oan sai... lại nội chiến mà tàn sát lẫn nhau ... vv&vv...
- Rồi Dân lại còng lưng đóng thuế, lại tiếp tục nuôi bọn rúc trong váy của mình hồi nào ngoi ra...
... ... ...
- Rồi chúng lại xin làm đầy tớ cho dân ...vv&vv...
Nguyễn Tý và K Loan Nguyen Tô thích điều này.

SỰ THẬT-CÔNG LÝ-TÌNH YÊU : Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền : Tuyên bố về Nghị định 72 vi hiến vô luật của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam

SỰ THẬT-CÔNG LÝ-TÌNH YÊU : Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền : Tuyên bố về Nghị định 72 vi hiến vô luật của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam

CẢNH BÁO !


Cá nhân tôi xin bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình Facebook trừ 01 gói mì tôm cho mỗi lần chém gió, bằng tất cả mọi hình thức trên các trang của mạng.
Xin lưu ý để các bên liên quan kiềm chế:
- Chém vừa thôi !
- Trừ nửa gói thôi !
Tôi còn mỗi gói đây nè...